Sau hàng chục năm hoạt động với cả trăm chi nhánh trải dài khắp Việt Nam, cuối cùng đã có “người trong cuộc” giải đáp những thắc mắc về Nón Sơn.
TIN LIÊN QUAN
Suốt hàng chục năm qua, thương hiệu Nón Sơn đã trở nên vô cùng quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Tuy nhiên, việc một thương hiệu với cả trăm cửa hàng trải rộng trên toàn quốc đã khiến rất nhiều người đặt ra những nghi vấn về “thế lực” đứng đằng sau Nón Sơn.
Xuyên suốt những năm qua, việc Nón Sơn mở chương trình khuyến mãi quanh năm mà hiếm khi có khách vào cửa hàng đã được rất nhiều người bàn tán. Có một số tin đồn cho rằng thương hiệu này được lập ra để… “rửa tiền”. Thậm chí có nhiều người còn nói vui rằng tổ chức này là “Kingsman Việt Nam” – tổ chức phi lợi nhuận được thành lập với mục đích thu thập tình báo và giải quyết các mối nguy của đất nước (như trong phim điện ảnh Kingsman).
Cho đến hiện tại, cựu Trưởng phòng Marketing của Nón Sơn – Hoàng Trường đã có những chia sẻ rất chi tiết về thương hiệu này để giải đáp khúc mắc của đông đảo người dân Việt:
“Mặc dù làm Nón Sơn không lâu, nhưng cũng câu hỏi “Nhìn cửa hàng Nón Sơn có khách đâu, mà sao nhiều cửa hàng vậy” thì xin trả lời như sau:
1. Thời điểm mình phụ trách với vai trò Head of Marketing tại Nón Sơn, thì riêng website chính của hãng, 1 tháng đã có doanh số trung bình trên 2 tỷ =
2. Cách làm khuyến mãi đơn giản, nhưng hiệu quả: Làm sao để giúp cho doanh số online tăng trưởng mà không quá ảnh hưởng đến cửa hàng. Đó là nếu bạn mua trên web, thì được phép mua 1 cái nón bảo hiểm với giá trung bình 350.000 VNĐ. Còn khi mua tại cửa hàng, thì sẽ mua 1 tặng 1 với giá 700.000 VNĐ. Xuyên năm Nón Sơn chỉ chạy CTKM này và rất hiệu quả.
3. Lựa chọn mặt bằng với tiêu chí: Làm sao cho làm được bảng hiệu thật to, không cần cửa hàng quá lớn. Bao nhiêu năm nay, tiêu chí chọn mặt bằng ở các tỉnh hay ở các TP lớn của Nón Sơn là vậy, cửa hàng không cần lớn (có những cửa hàng chỉ 20m2) nhưng đặt được 1 cái POSM lớn ở mặt tiền. Mục đích ở đây là quảng cáo nhằm phát triển thương hiệu, chứ không bán hàng. Nón Sơn có thể mới tới 200 cửa hàng, 70% là của hàng theo quy chuẩn như vậy. Lợi ích: Chỉ cần doanh số đủ chi trả mặt bằng và nhân viên (mặt bằng nhỏ nên chi phí thuê và setup rẻ, mỗi ca 1 nhân viên nên chi phí nhân sự thấp) =
4. Làm chủ công nghệ và sản xuất: Có nhiều người không biết rằng, Nón Sơn làm chủ dây chuyền sản xuất từ đầu vào đến đầu ra =
5. Vận hành chuyên nghiệp: Nón Sơn có 1 trung tâm điều hành toàn bộ cửa hàng thông qua hệ thống Camera, với tiêu chí: Khách hàng vào cửa hàng là phải có đơn hàng, các thắc mắc của khách hàng…. Nếu cửa hàng không xử lý được, bộ phận ở trung tâm điều hành sẽ gọi điện trực tiếp tới cửa hàng để giải quyết thắc mắc của khách hàng.
Còn nhiều lắm nhưng không tiện chia sẻ, nhưng cho cùng, một thương hiệu muốn sống khoẻ, phải biết làm Thương Hiệu.”
Dựa trên 5 điều mà cựu Trưởng phòng Marketing chia sẻ, có thể thấy anh đánh giá rất cao về cách xây dựng thương hiệu trong sự thành công của Nón Sơn từ trước đến nay. Ngoài ra, cũng có nhiều người nhận xét anh chàng này có phần “thiếu tinh tế” khi công khai quá chi tiết doanh thu của Nón Sơn trong bài đăng này. Dẫu vậy, việc Hoàng Trường tiết lộ “bí mật Nón Sơn” đã thu về sự quan tâm của đông đảo cộng đồng mạng Việt Nam.