Được mệnh danh là “Stonehenge của Tây Ban Nha”, công trình vĩ đại này lại có khả năng thoắt ẩn thoắt hiện gây khó khăn trong việc nghiên cứu.
TIN LIÊN QUAN
Bao gồm nhiều tảng đá quy tụ lại với nhau theo vòng tròn, quần thể cự thạch này được giới chuyên môn mệnh danh là “Stonehenge của Tây Ban Nha”.
Được phát hiện từ năm 1926 bởi nhà khảo cổ người Đức Hugo Obermaier, tuy nhiên, quần thể cự thạch trên lại nhanh chóng bị ngập lụt và chìm xuống từ năm 1963. Các nhà khảo cổ đều tiếc nuối vì chưa thể nghiên cứu sâu hơn về nó.
Stonehenge bản gốc vốn cũng là một quần thể cự thạch nổi tiếng khác ở Anh.
Các nhà khảo cổ vẫn chưa thể hiểu hết về cấu trúc của nó, nhưng họ kết luận nơi này có tác dụng như mộ đài thiên văn cổ xưa của những người ở 4000-5000 năm về trước.
Do nhận thấy điểm tương đồng trong cấu trúc giữa Anh và Tây Ban Nha, các nhà khảo cổ nghi ngờ công trình ở Tây Ban Nha cũng rất có thể là một “đài thiên văn” cổ đại khác.
Các nhà khảo cổ hiện đang tiến hành nghiên cứu “Stonehenge của Tây Ban Nha” nhanh nhất có thể vì công tình này được biết đến là có khả năng “thoắt ẩn thoắt hiện” mỗi khi ngập lụt, gây khó khăn cho nghiên cứu khoa học.
“Stonehenge của Tây Ban Nha” tuy không được hoàn hảo và đẹp như bản gốc của nó, một số phiến đá có vẻ đã bị thời gian tàn phá nhưng đây vẫn là một công trình đáng chú ý.
Nhà khảo cổ Enrique Cedillo từ Trường ĐH Complutense ở Madrid đánh giá:
“Công trình này mang lại khá nhiều bất ngờ, được nghiên cứu với nó là một cơ hội quý hiếm”.
Bước đầu các nhà khảo cổ đã xác định được “Stonehenge của Tây Ban Nha” có tên là Dolmen và tuổi đời của nó thậm chí còn lâu hơn cả bản gốc – từ năm 5000 trước Công Nguyên.
Dolmen hiện đang nằm ở trong lòng hồ chứa nước Valdecanas, miền Trung Caceres. Do mực nước trong hồ đã giảm 28% nên toàn bộ công trình mới có thể “hiện ra” được. Đến mùa mưa lũ, mực nước dâng cao, toàn bộ công trình sẽ lại chìm xuống.
Đó là lời giải thích cho khả năng “thoắt ẩn thoắt hiện” độc đáo.