Gian lận trong game là hành vi bắt nguồn từ ý thức lệch lạc của người chơi? - Cộng Đồng

Gian lận trong game giống như căn bệnh kinh niên có thể tái phát bất kỳ lúc nào và nguồn cơn của nó đa phần vẫn đến từ ý thức của người chơi.

Hack, cheat, lợi dụng lỗi game để trục lợi… hay những thứ có nội dung tương tự chính là căn bệnh kinh niên trong cộng đồng game thủ quốc tế (trong đó có Việt Nam). Thậm chí đối với một bộ phận không nhỏ game thủ, căn bệnh quái ác này càng biến tướng dai dẳng đến mức khiến các nhà phát triển game phải đau đầu khi công sức bỏ ra để chống gian lận cũng mệt mỏi không kém gì việc sáng tạo.

Hack cheat khởi nguồn từ đâu?

Ngày nay những hành vi gian lận trong game online như hack, cheat, lợi dụng lỗi game để trục lợi vốn đã không còn xa lạ gì với cộng đồng game thủ. Thậm chí những nạn nhân đáng thương của tệ nạn này chỉ có thể ngầm thở dài trách than số mình không may khi sinh ra dưới một vì sao xấu và ý thức của đám người chơi cùng quá kém. Tuy nhiên nếu ngược dòng thời gian thì cheat và các hình thức ăn gian vốn đã xuất hiện từ lâu đồng thời được nhà phát triển thêm vào để giảm độ khó của game đồng thời giúp game thủ dễ tiếp cận game hơn từ góc nhìn của “thượng đế”.

Gian lận trong game đã biến tướng ra sao cùng với ý thức game thủGian lận trong game đã biến tướng ra sao cùng với ý thức game thủ

Konami Code là một trong những đoạn mã cheat gắn bó với tuổi thơ game thủ 8x

Cheat code xuất hiện lần đầu khi những nhà lập trình game muốn một cách đơn giản hơn để tiếp cận với trò chơi bởi viết code hay chưa hẳn đã tay chơi  giỏi. Thuật ngữ này được giới lập trình thời đó gọi là POKE. Theo thời gian những đoạn code trong game càng ngày càng phát triển đa dạng từ những thao tác đơn giản trong game như  “Lên, lên, xuống, xuống, trái, phải, trái, phải, A, B, START” của Contra hay trở thành châm ngôn như “Show me the money” trong Starcraft… Về cơ bản cheat code gian lận đã xuất hiện và gắn bó từ sớm với thế hệ game thủ 8x, 9x nhưng do ở thời điểm đó internet vẫn còn hạn chế nên những hình thức gian lận này chỉ được biết bằng thông tin truyền miệng. Tuy nhiên ngay sau khi thời đại công nghệ thông tin bùng nổ cheat code và biến tướng của nó là hack đã được game thủ tận dụng nhiều hơn hòng chiếm lợi thế trong game online.

Ý thức lệch lạc thúc đẩy gian lận ra sao?

Về cơ bản mã gian lận ban đầu được tạo ra để sử dụng cho mục đích cá nhân nhưng đến tác giả viết ra cũng không ngờ được rằng những cheatcode đơn giản được tạo ra để giúp các nhà phát triển tìm lỗi game dễ dàng hơn lại trở thành nguyên nhân khiến game thủ trở nên “sa đọa” vì muốn được trải nghiệm cảm giác không làm mà hưởng. Đến thời đại kỹ thuật số, khi mọi thứ đều có thể liên kết với nhau thông qua mạng internet, vấn đề này trở nên nghiêm trọng hơn cùng với sự ra đời của những trò chơi trực tuyến. Ngày xưa khi ôm máy chơi một mình, bạn có cheat thông số game hay thậm chí là hack luôn vào cơ sỡ dữ liệu của trò chơi để biến nhân vật của mình thành thần cũng chả sao cả vì nó không ảnh hưởng đến người khác. Nhưng với các trò chơi trực tuyến, khi thực hiện hành vi tương tự thì đó lại là một câu chuyện hoàn toàn khác.

Gian lận trong game đã biến tướng ra sao cùng với ý thức game thủGian lận trong game đã biến tướng ra sao cùng với ý thức game thủ

Bởi thay vì cố gắng rèn luyện kỹ năng để chứng minh thực lực theo hướng chính phái thì game thủ có xu hướng lại tìm đến con đường tà để giảm bớt thời gian tu luyện (hoặc không cần tu luyện) mà vẫn chứng minh được kỹ năng mình cao hơn đối thủ. Tâm lý trên dần phát triển thành ý thức thôi thúc game thủ tìm ra nhiều cách để trục lợi, ban đầu chỉ một số mẹo cơ bản để “đúp” vật phẩm đối với MU, sau đó là sửa file để nhìn thấy ghost trong Đột Kích, thậm chí quá đáng hơn là sử dụng “god mode” với hàng loạt bùa phép như, định vị, speed hack, one hit… để làm mưa làm gió trong những tựa game bắn súng đòi hỏi phản xạ như CS:GO, PUBG, Call of Duty… Không dừng lại ở game bắn súng, đến cả những tựa game chiến thuật như LMHT, Liên Quân… cũng trở thành nạn nhân của sự bất công khi “tool hack” hoành hành.

Gian lận trong game để lại hậu quả gì?

Đứng trước việc cân bằng của game bị hủy hoại từng ngày bởi ý thức game thủ trong việc sử dụng phần mềm gian lận, nhiều nhà phát triển game bắt buộc phải đưa ra những hình phạt có tính răn đe cực mạnh nhằm cứu vãn tình thế. Dễ thấy nhất là việc nhà phát triển LMHT từng mạnh tay xử lý và khóa hơn 75.000 tài khoản ở máy chủ Việt Nam, thậm chí còn phối hợp với cơ quan pháp luật để khởi kiện và truy bắt những kẻ hack game. Đỉnh điểm phải kể đến vụ kiện Leaguesharp đình đám của Riot Games vào tháng 8-2016.

Gian lận trong game đã biến tướng ra sao cùng với ý thức game thủGian lận trong game đã biến tướng ra sao cùng với ý thức game thủ

Có thể thấy dù NSX đã áp dụng nhiều biện pháp xử phạt khắc nghiệt nhưng một khi đã quen với việc gian lận thì những kẻ phá hoại này sẽ không từ thủ đoạn để tiếp tục gây ức chế cho cộng đồng. Đặc biệt những game thủ gian lận giờ đây không chỉ xuất hiện ở những bậc xếp hạng thấp mà đến những bậc xếp hạng cao nơi các idol như QTV hay Thầy Giáo Ba phô diễn kỹ năng, người ta thỉnh thoảng vẫn thường xuyên nhìn thấy vài tay xài tool bay vào thể hiện.

Gian lận trong game đã biến tướng ra sao cùng với ý thức game thủGian lận trong game đã biến tướng ra sao cùng với ý thức game thủ

Không dừng lại ở LMHT, đến cả những nhà phát triển game lâu đời như Blizzard, Activision hiện tại cũng đang phải đau đầu căng não tìm giải pháp để đối phó với hacker mặc dù họ đã khá mạnh tay khi áp dụng biện pháp khóa phần cứng và đăng ký số điện thoại quốc gia vào tài khoản để ngăn chặn những kẻ phá hoại này. Không chỉ game thủ bình thường dính chàm, cả những game thủ tại đấu trường chuyên nghiệp nơi mọi thứ đều phải được đảm bảo công bằng công chính vẫn xuất hiện những tay thích chơi cha thiên hạ. Chắc bạn còn nhớ vụ “phốt” của CS:GO khi tuyển thủ Nikhil “forsaken” Kumawat của Optic India bị ban tổ chức phát hiện khi dùng tool hack vào năm 2018 chứ? Đáng nói nhất chính là trọng tài chỉ phát hiện ra anh chàng sử dụng phần mềm gian lận khi hắn đang cố gắng xóa bỏ tang vật gây án.

Lời kết

“Đạo cao nhất xích, ma cao nhất trượng” là Phật hay Ma là sự lựa chọn của game thủ, tuy nhiên nếu chọn nhầm con đường tà đạo đây sẽ là sai lầm không thể quay đầu. Đối với game thủ gian lận chính bản thân họ cũng phải chịu khá nhiều thiệt hại về kinh tế (khóa phần cứng, bị khởi kiện…) và bị cộng đồng lên án. Đáng tiếc hầu hết game thủ hiện nay vẫn có suy nghĩ  khá ngây thơ theo kiểu “hack game để vui cho bản thân và hoàn toàn vô hại”. Nhưng “đi đêm rồi cũng có ngày gặp ma” nếu một ngày đẹp trời nhà phát hành game tìm đến tận nhà và mời bạn hầu tòa vì phá hoại trải nghiệm người chơi và gây thiệt hại cho họ thì liệu bạn đã thật sự sẵn sàng chịu trách nhiệm cho hành vi của bản thân chưa?