Trước tình hình giá cả leo thang, giới trẻ Hàn Quốc đua nhau thực hiện thử thách Không tiêu tiền, có người còn trốn trong nhà để hoàn thành nó.
TIN LIÊN QUAN
Kim Ji-yeon, 29 tuổi, đang là giáo viên tiểu học, cô tự hào khoe rằng mình không hề tiêu một đồng nào trong 2 tuần liền. Để làm được điều đó, cô Kim đã bỏ thói quen ăn ngoài hàng quán, thay vào đó là một ngày cô sẽ ăn cả 2 bữa ở canteen trường. Cô cũng bỏ luôn thói quen uống cafe mỗi buổi chiều, chuyển sang uống cafe hòa tan có sẵn ở văn phòng.
“Tôi biết đến thử thách Không tiêu tiền trên Instagram và thấy đây là một cách rất hay để tiết kiệm tiền trong tình hình kinh tế hiện tại. Chỉ trong 2 tuần mà tôi đã tiết kiệm được khoảng 20.000 won (hơn 6 triệu VND)”.
Kim Ji-yeon chỉ là một trong vô số các bạn trẻ thuộc thế hệ Millennials và gen Z (những người sinh từ những năm 1980 đến những năm 2010) đang cố gắng tiết kiệm tiền để đối phó với tình hình giá cả leo thang ở Hàn Quốc như hiện tại.
Trên Instagram, gần 3,3 nghìn hashtag “không chi tiêu”, “không tiêu tiền”,… được đề cập đến. Đi cùng với nó là những danh sách chi tiêu, những phương pháp tiết kiệm được nhiều bạn trẻ chia sẻ cho nhau. Các YouTuber cũng không bỏ lỡ thử thách thú vị này bằng cách làm các video về cách cắt giảm tối đa chi phí sinh hoạt hay làm những vlog kiểu “Một ngày không tiêu tiền”.
Kim, 1 vlogger mới nổi nhờ đăng tải các video dạy nấu những bữa cơm đơn giản với chi phí cực kì thấp nhưng vẫn đầy đủ dinh dưỡng, 4 – 5 người ăn thoải mái. Cô còn đặt ra giới hạn chi tiêu cho bản thân là không quá 50.000 won, tức gần 900.000 VND trên 1 tuần.
“Tôi kiểm tra tài khoản của mình và thấy con số 0 tròn trĩnh, tôi thực sự rất sốc. Có lẽ tôi phải tiết kiệm ngay từ lúc này nếu không muốn tương lai phải chết đói”. Kim nói trong video YouTube của mình.
He9rang, 1 content marketing cũng chia sẻ về phương pháp tiết kiệm 80% thu nhập và cách cô kiếm gần 2 tỷ trong vòng vài năm. Cô cũng giới thiệu cho mọi người những cuốn sách hay về tài chính và cách chi tiêu hợp lí để kiểm soát túi tiền.
Kim Min-jae, một nhân viên văn phòng đã từ bỏ thói quen mua sắm quần áo mới mỗi tuần hay ăn uống ở nhà hàng, anh đặt mục tiêu tiết kiệm tiền để có thể nghỉ hưu sớm. Nhờ tích lũy bằng cách tiết kiệm 90% lương mỗi tháng nên chỉ mới 35 tuổi, Kim đã có cho mình số dư tài khoản lên tới 1,8 tỷ won, tức gần 30 tỷ VND.
Để làm được điều đó, cũng giống như những bạn trẻ khác, anh cố gắng tránh những khoản chi tiêu lãng phí. Kim ăn tất cả các bữa trong ngày trên công ty, hạn chế hoặc thậm chí không mua quần áo mới, không uống những loại đồ uống đắt đỏ mà thay vào đó là nước giải khát đóng chai. Nhờ thế mà hàng tháng Kim chỉ tốn $200 phí sinh hoạt.
“Mục tiêu của tôi là tiết kiệm càng nhiều càng tốt để khi về già, tôi và gia đình có thể sống thoải mái nhờ số tiền đó”. Kim nói.
Tuy nhiên, khi “thử thách không tiêu tiền” đang ngày càng được hưởng ứng, các chuyên gia lo ngại về vấn đề sức khỏe và tâm lí của người tham gia:
“Tiết kiệm là tốt, nhưng tiết kiệm cực đoan đến mức cắt đứt các mối quan hệ xã hội với mọi người, cô lập bản thân thì không phải là một cuộc sống đúng nghĩa nữa”. Lee Eun-hee, giáo sư khoa học tiêu dùng tại Đại học Inha cho biết.
Theo dữ liệu từ Cơ quan Thống kê Hàn Quốc, chỉ số giá tiêu dùng đã tăng 6% lên 108,22 tính đến tháng Sáu, mức cao nhất trong hơn 23 năm và 7 tháng qua, cho thấy sự tồi tệ của nền kinh tế Hàn Quốc trong nhiều năm trở lại đây. Mức lạm phát cũng đang báo động khi sắp chạm ngưỡng 11%.
Không mua nổi nhà ở Anh, 2 người đàn ông sang Pháp mua cả ngôi làng