Kích thước loài chuột thời tiền sử có thể to ngang một con ngựa

một số nhà khoa học cho rằng chuột thời tiền sử sở hữu kích thước ngang với một con bò, hoặc ít nhất cũng tương đương với một con ngựa

Kết luận mới đây của một số nhà khoa học cho rằng: Chuột thời tiền sử có thể sở hữu kích thước ngang với một con bò, hoặc ít nhất cũng tương đương với một con ngựa ngày nay.

TIN LIÊN QUAN

Tạp chí khoa học Royal Society Open Science gần đây đã công bố nghiên cứu mới nhất về vấn đề này. Trái với suy nghĩ cho rằng chuột là loài gặm nhấm có kích cỡ nhỏ bé với khối lượng cũng nhỏ bé theo. Ví dụ như một con chuột nhắt chỉ có khối lượng khoảng gần 30g, hoặc một con chuột chũi cỡ bự cũng chỉ khoảng hơn 50kg là khủng khiếp.

Thế nhưng, các nhà khoa học ở đây lại có kết luận hoàn toàn ngược lại. Họ cho rằng tổ tiên của loài gặm nhấm này, những con chuột thời tiền sử mang kích thước khổng lồ hơn nhiều. Nó được miêu tả là ngoại hình gần giống một con chuột lang cỡ lớn, nhưng gần giống một con hà mã có lông.

Phoberomys pattersoni, một loại chuột cổ đại được các nhà cổ sinh vật học chia sẻ với tờ New York Times rằng  chúng có thể nặng tới hơn 600kg, hoặc một loài khác là Josephoartigasia monesi với cân nặng hơn 900kg, tức là gần bằng một con bò hiện nay.

Kích thước của loài gặm nhấm này từ lâu đã là chủ đề tranh luận rất sôi nổi trong giới khoa học. Nhà cổ sinh vật học Russell Engelman, đến từ Đại học Case Western Reserve, cho biết: “Họ liên tục khẳng định kích thước khổng lồ của mấy con chuột cổ đại mà chẳng tự tin đưa ra được bằng chứng nào chứng minh những điều đó cả”.

Vì vậy, chính Russell Engelman đã tự tìm hiểu phương pháp của riêng ông để xác định chính xác kích thước của loài gặm nhấm này.

Tạp chí  Royal Society Open Science đã công bố một tính toán của ông bằng cách so sánh một khớp nối ở phía sau hộp sọ của loài chuột Phoberomys, Josephoartigasia và các loài gặm nhấm thời tiền sử khác với những loài động vật có vú lớn hiện nay.

Ernesto Blanco, một nhà cổ sinh vật học khác đến từ Universidad de la República ở Uruguay, đã phát hiện ra loài chuột Josephoartigasia có hộp sọ cực kì lớn đã ước tính được lực cắn của nó mạnh gấp 3 lần loài hổ hiện đại, giúp chúng tấn công lại những loài thú săn mồi khác.

Virginie Millien, nhà động vật học tại Đại học McGill cho hay: “Kích thước cơ thể là một đặc điểm quan trọng của động vật có vú vì mọi thứ bạn không thể đo lường vật lý trong hóa thạch như sinh thái học và sinh lý học đều tương quan với kích thước cơ thể”

Cũng vào năm 2010, dựa vào mẫu hóa thạch, cô đã ước tính rằng loài chuột Phoberomys có kích thước bằng một con linh dương lớn.

Tuy nhiên, vì lý do khan hiếm hóa thạch nên các nhà khoa học chủ yếu dựa vào việc giải phẫu các thế hệ sau của họ hàng gần với các loài kể trên.

Ông Engelman đã sử dụng lồi cầu xương chẩm, khớp nối hộp sọ động vật với cột sống. Kích thước khớp này thay đổi rất ít ở tất cả động vật có vú để đảm bảo hộp sọ và cột sống luôn gắn liền với nhau. Vì thế, đây là cơ sở để so sánh những loài vật khác nhau. Chính ông cũng thu thập được kích thước khớp nối ở hơn 400 loài động vật có vú khác, bao gồm từ voi đến chuột,…

Từ đó, ông phát hiện độ rộng lồi cầu xương chẩm là chỉ báo chính xác về kích thước của chúng. Vì độ rộng khớp ở động vật có vú cùng kích thước là tương đương nhau, Engelman có thể so sánh kích thước khớp của chuột tiền sử với động vật có vú khác.

Từ đó, ông đưa ra kết luận rằng kích thước của loài chuột cổ đại không hẳn là “khổng lồ” đến như vậy, cụ thể, loài chuột Phoberomys chỉ có kích thước tối đa là 204kg,  còn loài Josephoartigasia nặng khoảng 500kg, gần với kích thước của một con ngựa cỡ nhỏ chứ không đến mức to ngang một con bò.