Các nhà khoa học trên thế giới đã nghiên cứu đã tìm ra một giải pháp giải quyết khủng hoảng ô nhiễm nhựa bằng cách tạo ra nhựa ‘phân hủy’ thành ‘đường’.
TIN LIÊN QUAN
Trong các nỗ lực mới nhất về giải pháp thay thế nhựa hiện tại để bảo vệ môi trường, các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ Lausanne, đã phát triển một giải pháp thay thế nhựa có nguồn gốc từ thực vật có thể hòa tan thành đường.
Giáo sư trưởng nhóm nghiên cứu Jeremy Luterbacher cho biết: “Nhựa có những đặc tính rất thú vị, đặc biệt là đối với các ứng dụng như bao bì thực phẩm, đồ dùng cá nhân,..”
Nhựa từ trước đến nay luôn mà một trong những vấn đề để bàn tán vì chúng rất hữu ích khi để làm vật liệu nhưng đồng thời chúng lại trở thành mối nguy hại cho môi trường khi không còn được sử dụng: độ bền của chúng phải mất hơn 1000 năm để phân hủy. Một chiếc túi nhựa sẽ tồn tại được 20 năm trong đại dương, trong khi chai nước có thể tồn tại trong 450 năm và bàn chải đánh răng là nửa thế kỷ.
Tuy nhiên, điều này cũng làm cho nhựa khó thay thế vì khó có thể so sánh được với chi phí sản xuất thấp với các vật liệu khác và các đặc tính đặc biệt của chúng bao gồm cả khả năng chịu nhiệt và độ bền. Tuy nhiên, theo nhóm nghiên cứu cho rằng họ đã đạt được một giải pháp thay thế đầy hứa hẹn , như được nêu chi tiết trong một bài báo đăng trên tạp chí Nature Chemistry ngày 23 tháng 6. Loại nhựa mới này được làm từ nguyên liệu thực vật không ăn được và tương tự như polyethylene terephthalate (PET), loại nhựa được sử dụng. để làm nước và các chai nước giải khát khác.
“Về cơ bản chúng tôi chỉ ‘chế biến’ gỗ hoặc các nguyên liệu thực vật không ăn được khác, chẳng hạn như chất thải nông nghiệp, các hóa chất rẻ tiền để sản xuất chất nhựa chỉ trong một bước,” Luterbacher nói trong thông cáo báo chí.
Loại nhựa mới này dựa trên một phương pháp mà nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra vào năm 2016. Phương pháp này bổ sung một chất hóa học đơn giản vào lignin, một loại polymer tự nhiên được tìm thấy trong nhiên liệu sinh học, biến nó thành một nguồn tiềm năng cho nhựa hoặc nhiên liệu sinh học.
“Bằng cách sử dụng kỹ thuật đơn giản này, chúng tôi có thể chuyển tới 25% trọng lượng chất thải nông nghiệp, hoặc 95% đường tinh khiết, thành nhựa.” Nhóm nghiên cứu chia sẻ.
Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng họ cũng có thể chuyển đổi từ nhựa đó trở lại thành đường.
Các tác giả nghiên cứu viết: “Mặc dù các nghiên cứu phân hủy sinh học tiêu chuẩn vẫn cần được thực hiện, nhưng bản chất vốn có thể phân hủy của những vật liệu này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tái chế hóa học của chúng “. Các tác giả nghiên cứu đã viết.
Cho đến nay, nhóm nghiên cứu đã sử dụng vật liệu này để làm màng cho bao bì, sợi dệt và các sợi in 3D, theo các thông tin từ báo chí.