TIN LIÊN QUAN
Nhân vật chính trong câu chuyện tên H, 16 tuổi, H đã lấy trộm của bố mẹ 300 triệu để mua tặng mỗi người bạn trong lớp một chiếc iPad đời mời với giá cả chục triệu mỗi chiếc. Điều đáng chú ý là phải một tháng sau bố mẹ H mới biết trong nhà thiếu mất 300 triệu.
Theo lời tâm sự của H, do gia đình có điều kiện nên trong nhà lúc nào cũng có vài tỉ tiền mặt, việc lấy 300 triệu không hề khó và cũng chẳng cần phải lén lút.
H có bố làm bất động sản, mẹ thì vừa làm kinh doanh, vừa làm giám đốc một chuỗi thẩm mỹ viện lớn, tiền chưa bao giờ là vấn đề đối với H. Theo tính toán, để lọt top 1% người “có điều kiện” ở Việt Nam thì cần sở hữu ít nhất là 3,7 tỉ đồng, gia đình H có nhiều gấp chục lần con số này.
Do chưa bao giờ phải lo nghĩ về vấn đề tiền bạc từ khi sinh ra, tưởng như cuộc sống của H sẽ cực kì viên mãn, nhưng không, H nói mình ít khi cảm thấy thực sự hạnh phúc.
Bố mẹ dành cả ngày cho công việc, quá bận rộn với việc kiếm tiền, họp hành, gặp mặt đối tác,…Từ bé đến lớn người quan tâm chăm sóc 2 anh em H nhiều nhất lại là cô bảo mẫu được thuê về.
Giống như những cô cậu ấm trong phim, để dành được sự chú ý từ bố mẹ, H thử tập tành hút thuốc, uống bia rượu,…H nói:
“Bố mẹ chưa bao giờ hỏi là con muốn gì, chưa bao giờ đưa con đi chơi những nơi con thích,…”.
Chỉ khi bố mẹ phát hiện ra H lấy trộm tiền trong nhà, H mới được giãi bày với bác sĩ tâm lý, người được mời về khi bố mẹ H chịu chết không biết dạy con thế nào:
“Giờ thì bố mẹ mới chú ý đến cháu”.
Nỗi niềm những Rickid như H cũng là của chung khá nhiều những đứa trẻ được sinh ra trong môi trường gia đình có điều kiện. Tuy có cuộc sống không thiếu thứ gì, được tiếp xúc với những dịch vụ, phúc lợi tốt nhất nhưng luôn thiếu đi tình yêu thương của bố mẹ.
Viện nghiên cứu đời sống xã hội (Social life) đã khảo sát trên 1000 học sinh phổ thông ở TP. Hồ Chí Minh. Kết quả có đến gần 60% các em luôn muốn được đi chơi cùng gia đình và 35% các em muốn được bố mẹ dẫn đi chơi.
PGS.TS Nguyễn Đức Lộc (Viện trưởng Social life) chia sẻ:
“Có một học sinh con nhà có thể nói là giàu từng nói với tôi, cậu được cho mọi thứ nhưng luôn cảm thấy cô đơn, trong lớp hầu hết cũng là con nhà giàu nhưng bố mẹ đều đã ly hôn”.
Nhiều bậc cha mẹ tuy có tiền nhưng vừa không biết cách dạy con, vừa bắt con phải giỏi giang hơn người. TS Vũ Thu Hương (Hà Nội), nói:
“Có bà mẹ, nhà thì cũng giàu, nhưng bắt con phải ăn uống, cử chỉ y hệt như một quý tộc châu Âu, khi con chống đối lại thì bắt đầu tìm chuyên gia tâm lý để dạy dỗ. Nhưng khi bị bắt lỗi, bà mẹ lại cho rằng những chuyên gia này kém, không đủ trình độ chuyên môn, không biết thế nào là lối sống thượng lưu”.