Nghề shipper trên ngọn 'Đế Sơn' bí ẩn vạn năm của Trung Quốc

Nghề gánh hàng ở chân núi Thái Sơn không đơn giản chỉ là một công việc, mà còn là nét đẹp trong văn hóa nơi đây.
TIN LIÊN QUAN

Núi Thái Sơn, ngọn núi của Trung Quốc không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn được đông đảo khách du lịch ngoại quốc để ý đến. Nằm ở thành phố Thái An, tỉnh Sơn Đông, nơi đây là một địa điểm lý tưởng cho nhữn ai có đam mê khám phá và hòa mình vào thiên nhiên.

Để phục vụ tốt nhất cho khách du lịch tham quan ngắm cảnh, cáp treo là điều không thể thiếu ở núi Thái Sơn. Từ lâu hệ thống cáp treo đã được xây dựng rất hiện đại,  thuận tiện cho việc lên xuống núi. Du khách vẫn có thể tự đi bộ lên đỉnh núi hoặc vừa đi cáp treo vừa ngắm cảnh cho đỡ mỏi chân.

Tuy nhiên, không khó để bắt gặp cảnh tượng vô cùng kỳ lạ: rất nhiều người gánh hàng hóa, cho dù khá nặng nề và cồng kềnh nhưng vẫn leo từng bậc thang để lên núi. 

Tại sa họ lại không dùng cáp treo để di chuyển

Cáp treo chỉ trở người, không chở hàng

Nằm ở vị trí trung tâm của 5 ngọn núi lớn nhất Trung Quốc, núi Thái Sơn thu hút đông đảo du khách đến đây thăm thú, ngắm cảnh, đặc biệt là bộ phận người đam mê leo núi.

Chính vì lượng khách du lịch có nhu cầu sử dụng cáp treo cực kì đông, cho nên để tối ưu hóa trải nghiệm của du khách cũng như tiết kiệm thời gian, cáp treo ở đây chỉ vận chuyển người.

Việc dùng cáp treo để trở hàng hóa cũng có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh sinh lời của thắng cảnh.

Hơn nữa, cáp treo ở núi Thái Sơn được thiết kế riêng để chuyên chở người chứ không phải để chở hàng, vậy nên nếu cố tình làm ngược lại sẽ có nhiều rủi ro xảy ra.

Đây còn là một nét đẹp văn hóa truyền thống 

Ít ai biết, sơn phu gánh hàng ở chân núi Thái Sơn không chỉ là một công việc, nó còn là một nét văn hóa truyền thống của người dân nơi đây.

Với họ, núi Thái Sơn vừa là nơi mưu sinh, vừa là nơi lưu trữ văn hóa truyền thống. Nghề gánh hàng cũng nằm trong những nét đẹp văn hóa đó, gắn liền với lịch sử lâu dài của Thái Sơn hùng vĩ.

Từ xa xưa, những người sơn phu chủ yếu xuất thân từ gia đình nghèo khó, dựa vào lao động chân tay để mưu sinh. Đến khi du lịch phát triển, nhu cầu vận chuyển hàng hóa tăng cao giúp những người sơn phu ngày càng bận rộn hơn.  Điều này đã tạo công ăn việc làm cho không ít người dân sống trong khu vực Thái Sơn.

Những người sơn phu có nhiệm vụ gánh hàng từ chân núi đến những địa điểm được yêu cầu, có thể chỉ là một đoạn đường ngắn, có thể là lưng chừng núi hoặc cũng có thể là lên tận đỉnh núi. Đương nhiên, tiền công sẽ dựa trên lượng hàng hóa và quãng đường phải di chuyển, hàng càng nhiều, đường càng dài thì tiền công càng cao.

Tương truyền, hình ảnh sơn phu gánh hàng leo núi mang ý nghĩa tinh thần to lớn, đại diện cho sự chăm chỉ, không ngại khó khăn. Thật vậy, việc leo núi bình thường thôi đã rất vất vả rồi, chưa kể đến việc phải mang theo một lượng lớn đồ đạc trên vai.

Ngày nào cũng vậy, du khách không khó để bắt gặp hình ảnh sơn phu gánh hàng leo từng bậc thang, bước chân của họ vững chắc không kém gì ngọn núi họ đang leo. Nếu không có họ thì du khách sẽ khó có được những trang bị, vật tư tiện nghi trên đường leo núi như quần áo, đồ ăn thức uống dọc đường, bởi lẽ họ là đơn vị vận chuyển hàng hóa duy nhất trên đỉnh Thái Sơn.

Hiện nay, nhiều du khách đến Thái Sơn chọn cách đi cáp treo để tiết kiệm thời gian và sức lực. Đây có lẽ còn tùy thuộc vào sở thích và quan niệm của mỗi người. Nhiều người cho rằng đến Thái Sơn thì phải leo núi.

Tự mình leo lên đến đỉnh núi, du khách mới thấy quý trọng những công sức bỏ ra. Ngắm binh minh, ngắm hoàng hôn trên đỉnh Thái Sơn, những giọt mồ hôi, những mệt nhọc giường như tan biến.

Xem thêm: Thành phố cổ nghìn năm ẩn sâu dưới lòng hồ ở Trung Quốc