Theo Sciencedaily, một bài báo được đăngg trong số gần đây nhất của Psychology of Popular Media Culture chỉ ra: Khi hung thủ của một vụ nổ súng là người da trắng (so sánh với hung thủ không phải là người Mỹ) , mọi người sẽ dễ dàng đổ trách nhiệm cho game hơn. Bài viết này gồm 4 tác giả, trong đó đứng đầu là giáo sư tâm lý học Patrick M. Markey của đại học Villanova (Mỹ).
Họ nghiên cứu 204796 tin tức về các vụ xả súng lớn kể từ khi Atari 2600 được ra mắt năm 1978 cho tới nay, trong những vụ án xảy ra tại trường học, nếu như hung thủ là người da trắng, xác suất mà game bị đề cập tới chiếm 6.8%, con số này chỉ là 0,5% ở những học sinh gốc Phi. Mà trong những vụ án xảy ra tại vùng khác, hai xác suất này rất gần nhau, lần lượt là 1,8% và 1,7%. Kết hợp các yếu tố khu vực, chủng tộc, sức ảnh hưởng của các tin tức để tiến hành phân tích, nhóm tác giả phát hiện ra rằng xác suất game bị đổ lỗi trong những vụ xả súng do người da trắng gây nên cao gấp 8,35 lần hung thủ không phải người Mỹ gốc Phi.
Một thí nghiệm diễn ra tại trường đại học cũng cho kết quả tương tự, họ đã cho 169 người tham gia (65% là nữ, 88% là người da trắng) đọc một bài báo hư cấu. Bài báo nói về một thanh niên 18 tuổi – hung thủ của một vụ xả súng lớn. Trong đó khoảng 50% bài báo được phát in hình hung thủ là người da trắng, 50% còn lại in hình người Mỹ gốc Phi. Kết quả đợt trắc nghiệm cho thấy, trong những tờ báo in hình hung thủ là người da trắng sẽ có càng nhiều người đổ trách nhiệm của vụ việc lên game. Đồng thời, những người chưa từng chơi game càng có thiên hướng coi game là nguyên nhân gây ra những vụ việc trên. Có thể thấy trong nhiều trường hợp, game đang bị đổ tội vì một số thành kiến sắc tộc.
Cách đây không lâu, ở Mỹ đã xảy ra 2 vụ xả súng thương tâm khiến nhiều người chết và bị thương. Trong khi một số ý kiến cho rằng nguyên nhân gây ra vụ việc là do phân biệt chủng tộc thì các chính khách lại chĩa mũi nhọn vào game.