Ngành công nghiệp trò chơi từ lâu đã phải vật lộn với xu hướng cực đoan và hành vi quấy rối thẳng thừng nhắm vào những người chơi khác, và là game thủ thì hẳn ai cũng một lần gặp phải “trẻ trâu”. Nhưng một nghiên cứu mới đã cho thấy được mức độ nghiêm trọng của vấn đề còn nhiều hơn so với những gì chúng ta nghĩ. Mặc dù những người chơi cực đoan thường sử dụng trò chơi điện tử để đem đến những cảm xúc tiêu cực cho người khác không phải là tình huống gì mới, nhưng cho đến nay vẫn còn rất ít nghiên cứu khoa học nghiêm túc có thể mô tả tác động của nó.
Vấn đề này cũng không giới hạn ở bất kỳ nền tảng trò chơi cụ thể nào. Mặc dù chủ yếu trên PC mới là nơi xuất hiện “trẻ trâu” và những hành vi độc hại có vấn đề rong quá khứ, nhưng việc mở rộng các công cụ liên lạc và kết nối trực tuyến trong hai thập kỷ qua đã khiến cho mọi nền tảng trò chơi đều có vấn đề quấy rối và cực đoan, và mức độ phổ biến thực sự của nó có thể sẽ khiến chúng ta phải suy nghĩ nghiêm túc về vấn đề này.
Theo nghiên cứu mới nhất được thực hiện bởi Trung tâm Kinh doanh và Nhân quyền NYU Stern, ” ngành công nghiệp trò chơi với chủ nghĩa cực đoan đã gắn liền với nhau quá mức”. NYU Stern hiện đã tiết lộ rằng tổng cộng 51% game thủ từng gặp phải những người chơi có tư tưởng “toxic” và/hoặc có các hành động cực đoan khi chơi game. Tệ hơn nữa, 36% trong số người được hỏi trong nghiên cứu đã từng bị quấy rối có chủ đích, điều này vẽ nên một bức tranh đặc biệt rõ ràng về tình trạng hiện tại trong thế giới gaming.
Thực tế là các cơ quan quản lý cuối cùng cũng nhận ra vấn đề và thấy được rằng bản chất của nó sẽ là một tác hại to lớn. Vào cuối năm 2022, các thành viên của Quốc hội Hoa Kỳ đã chất vấn các nhà phát triển trò chơi về chủ nghĩa cực đoan, báo hiệu sự quan tâm ngày càng tăng đối với việc quản lý đúng cách tính độc hại của game thủ có thể lan nhanh như cháy rừng trong cộng đồng trò chơi.
Một số công ty trò chơi cũng đang tự mình làm mọi thứ để kiểm soát vấn đề này, ví dụ như Ubisoft và Riot đang làm việc trên các công cụ chống quấy rối nhằm nỗ lực để hạn chế chủ nghĩa cực đoan và tính độc hại của các game thủ, và gần như chắc chắn rằng các nhà phát triển và nhà phát hành khác cũng đang xem xét các dự án tương tự. Việc hơn một nửa số game thủ có thể thường xuyên bị quấy rối và gặp người chơi toxic là một vấn đề nhiều mặt không dễ giải quyết, nhưng chỉ cần cố gắng làm điều gì đó nghiêm túc về vấn đề này sẽ là một động thái tích cực cho cộng đồng game thủ trên toàn thế giới.
Bên cạnh các cơ quan quản lý và bản thân các công ty trò chơi thì cũng sẽ tốt hơn nếu nhiều game thủ tự nhận ra sự toxic của bản thân và người khác khi chơi game và tìm cách chống lại nó. Một ví dụ gần đây được đưa ra khi người chơi Overwatch 2 yêu cầu thêm bộ lọc trò chuyện để giúp đối phó với những vụ quấy rối quá mức từ những cá nhân độc hại, và điều này chắc chắn không quá khó đối với một tính năng để triển khai.