Trong đơn kiện, 5 game thủ này viết rằng: “Cửa hàng Steam của tập đoàn Valve hiện đang là nền tảng phân phối game phổ biến nhất ở Mỹ. Tuy nhiên, thay vì việc cạnh tranh giá cả một cách công bằng để duy trì vị thế của mình thì Steam lại lạm dụng sự phổ biến của bản thân để ép buộc các studio game ký kết quy chế “Tối huệ quốc”, yêu cầu các studio game phải giữ nguyên giá cả những tựa game của họ trên tất cả các cửa hàng.”
Điều này nghĩa là thay vì cạnh tranh giá cả công bằng thì Valve lại bắt các studio game phải bán tựa game của mình ở trên các cửa hàng khác với giá cả y hệt giá cả trên Steam. Mục đích của việc này là để chi phối giá cả của thị trường game cũng như gây khó khăn cho những công ty khác khi muốn tham gia vào thị trường này.
“Steam cũng đang ngăn cản sự xuất hiện của những đối thủ mới bằng cách chi phối giá cả của toàn bộ thị trường game. Hiện nay, thị trường game là một thị trường có tính tập trung cao, vì vậy sự xuất hiện của một đối thủ cạnh tranh mới có thể sẽ khiến giá cả giảm xuống. Việc cạnh tranh về giá là cách thức hiệu quả để các công ty mới có thể giành thị phần với Steam, từ đó có thể mang tới nhiều lợi ích hơn cho các studio game và cung cấp những mức giá tốt hơn cho khách hàng.”
Ngoài ra, đơn kiện còn điểm mặt những cái tên a dua cùng kẻ xấu thông qua danh sách những studio game chấp nhận hợp tác với Steam nhằm lũng đoạn thị trường, không quá bất ngờ khi trong danh sách đó có một vài cái tên quen thuộc từng bị nghi vấn đi đêm với Valve như: CD Projekt, Ubisoft, Devolver Digital,… Những diễn biến tiếp theo của vụ kiện sẽ được cập nhật trong bài viết mới nhất tại Kênh Tin Game.
Đến hơn hai tỷ,
Trâu vàng về tay,
Chờ chi đến Tết."
Chơi ngay nào!
Chương trình diễn ra xuyên tết: từ ngày 11.01 - 21.02.2021
Thông tin chi tiết chương trình: https://lixi.smartpayvn.com