Polybius và sự thật đằng sau trò chơi kinh hoàng nhất từng được tạo ra – P.1 - PC/Console

Từ trước tới nay, chúng ta đã nghe đủ những tác hại mà game có thể gây ra. Vậy nhưng có 1 tựa game bí ẩn mà tác hại của nó và vô cùng khủng khiếp.

Trên internet ngày nay, có lẽ chúng ta đã quá quen thuộc với những câu chuyện ma quái, những truyền thuyết đô thị (urban legend) lẫn creepypasta rùng rợn khiến không ít người yếu bóng vía sợ đến mất ăn mất ngủ. Độ thực hư của chúng còn gây nhiều tranh cãi thế nhưng không thể phủ nhận sự li kì, mập mờ và bí ẩn luôn khiến cho những câu chuyện kiểu này hấp dẫn dẫn đến lạ thường. Thoạt nhìn có chút không liên quan nhưng thực tế trò chơi điện tử cũng không nằm ngoài phạm vi ảnh hưởng. Có không ít những câu chuyện ma quái và bí ẩn xoay quanh game được lan truyền. Một trong những câu chuyện được lan truyền rộng rãi nhất có lẽ là chiếc máy arcade bí ẩn cùng trò chơi mang tên Polybius. Bây giờ chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem câu chuyện của Polybius thực hư ra sao nhé!

Polybius và sự thật đằng sau trò chơi kinh hoàng nhất từng được tạo ra – P.1Polybius và sự thật đằng sau trò chơi kinh hoàng nhất từng được tạo ra – P.1

Urban Legend: (tạm dịch tiếng Việt là Truyền Thuyết Đô Thị) là một hình thức dân gian thời hiện đại bao gồm những câu chuyện kể mà không phân biệt thực hư thế nào và đa phần là những câu chuyện truyền miệng. Chẳng hạn như chuyện cầu cơ, hay ma lon là những câu chuyện mà Mọt tui tin chắc là đa phần chúng ta đều đã từng được nghe qua, nhưng tính xác thực của câu chuyện này đều không được kiểm chứng. Có một câu chuyện mà Mọt tui hồi bé hay được nghe kể đó là trong một đêm khuya thanh vắng, bạn đang nằm ngủ bổng dưng có ai đó gõ cửa phòng, nhưng khi mở cửa thì không thấy ai, người ta nói rằng nếu 2 lần đầu bạn mở cửa mà không thấy ai, lần thứ 3 sẽ thấy có một cái bóng trắng đứng trước cửa phòng thật nên nếu gặp trường hợp như vậy thì nhớ đừng mở cửa nhé…

Creepypasta: Cũng tương tự như Urban Legend, là những câu chuyện được thu thập và chia sẻ trên internet với mục đích là hù dọa người ta thật sự. Các câu chuyện creepypasta đôi khi cũng khiến người nghe phải động não để suy nghĩ và khi nghĩ được thông rồi thì cảm thấy sợ hãi cùng cực ra. Một câu chuyện creepypasta điển hình như sau:

ĐÃNG TRÍ
Tôi bị bệnh đãng trí, đồng thời còn rất sợ ma.
Nhà tôi chỉ có tôi với mẹ.
Mẹ tôi thì bị mộng du nữa.
Một hôm, tôi bị đánh thức vào lúc 7h sáng bởi tiếng còi hụ của xe cảnh sát.
Họ đến bắt tôi!
Tôi vẫn không hiểu chuyện gì xảy ra nữa!
À, mà quái lạ, sao tay tôi dính máu????

Vào những năm 80 của thế kỷ trước, người ta đã chứng kiến sự bùng nổ khủng khiếp của ngành công nghiệp game. Tiêu biểu nhất là thiết bị chơi game arcade (game thùng, điện tử xèng). Tại những trung tâm thương mại, mua sắm hay tụ điểm vui chơi giải trí, những chiếc máy arcade cứ xuất hiện dày đặc cùng với đám thanh thiếu niên bu đông nghẹt. Có thể nói video game trở thành cơn sốt hay hiện tượng văn hóa vào thời điểm đó đã có sự góp sức không nhỏ của những chiếc máy game thùng. Đến một ngày nọ tại thành phố Portland, bang Oregon, Hoa Kì, giữa đống game thùng với các trò chơi phổ thông khi đó như Donkey Kong, Space Invaders hoặc Pac-man bỗng xuất hiện một chiếc máy chơi game vô cùng bí ẩn.

10 tựa game kinh dị “đỉnh” nhất của (gần) một thập kỷ vừa qua10 tựa game kinh dị “đỉnh” nhất của (gần) một thập kỷ vừa qua
Trải nghiệm không khí Halloween với những cái tên tiêu biểu nhất làng game kinh dị trong 10 năm qua
Tháng 10 là thời điểm thích hợp nhất để chơi game kinh dị nhờ dịp lễ Halloween, vì vậy, Mọt tui quyết định thực hiện bài viết này để hù bạn đọc cho vui.

Có rất nhiều mô tả về chiếc máy arcade này, nhìn chung nó trông khá đơn giản, có màu đen và thường không có nhãn hiệu gì. Trò chơi đi kèm của nó được cho là khá kì lạ với phong cách hành động kết hợp giải đố, phần nào tương đồng với tựa game Tempest. Mang tên gọi Polybius , game được phát hành năm 1981 bởi Sinneslöschen (hiểu nôm na theo tiếng Đức là “đánh mất giác quan”). Nhìn chung nó không có gì thực sự nổi bật so với những trò chơi khác nhưng lại gây nghiện một cách khó hiểu, khiến cho những ai chơi thử qua đều không muốn ngừng lại. Có thể vì game thực sự hấp dẫn nhưng mọi chuyện không đơn giản như vậy. Các báo cáo ghi nhận cho biết những người từng chơi Polybius đều xuất hiện dấu hiệu về bệnh tâm thần, thay đổi hành vi, ảo giác, thậm chí dẫn đến tai biến hoặc có xu hướng tự sát và đột quỵ. Còn về phần những chiếc máy game thùng có chứa trò Polybius, chỉ sau vài tháng chúng lại biến mất một cách lặng lẽ và bí ẩn y như lúc mới xuất hiện.

Polybius- sự thật đằng sau trò chơi kinh hoàng nhất từng được tạo ra P.1: Truyền thuyếtPolybius- sự thật đằng sau trò chơi kinh hoàng nhất từng được tạo ra P.1: Truyền thuyết

Đã có nhiều lời đồn, giả thiết xung quanh tựa game arcade bí ẩn này. Theo đó, nhiều khả năng Polybius là sản phẩm từ một chường trình nghiên cứu về thần kinh của con người của chính phủ Mỹ. Một số giả thuyết hoang đường nhất còn cho rằng nó được tạo ra vì tổng Mỹ lúc bấy giờ là Ronald Reagan có mối quan tâm đặc biệt đến khả năng điều khiển trí óc. Vài ý kiến khác cho rằng đây là cách để quân đội hoặc tổ chức bí ẩn nào đó tuyển mộ những cá nhân có “khả năng đặc biệt”. Bằng chứng cho luận điểm trên là các tụ điểm arcade thường xuyên có sự xuất hiện của những đặc vụ liên bang FBI, người của chính phủ hoặc những người mặc đồ đen (Men in Black???). Họ thường đến tra hỏi, ghi chép và đôi lúc trông có vẻ như đang lấy dữ liệu từ những chiếc máy game thùng này. Thông tin này lại càng có nhiều cơ sở để tin vào khi hàng loạt thí nghiệm vô nhân đạo được các cơ quan trực thuộc chính phủ Mỹ như CIA tiến hành bị phanh phui ngay sau đó. Đáng chú ý trong số chúng là thí nghiệm nghiên cứu về thần kinh, khả năng điều khiển trí óc, thần giao cách cảm cũng như đẩy xa giới hạn của con người, tiêu biểu nhất là MK Ultra.

Polybius- sự thật đằng sau trò chơi kinh hoàng nhất từng được tạo ra P.1: Truyền thuyếtPolybius- sự thật đằng sau trò chơi kinh hoàng nhất từng được tạo ra P.1: Truyền thuyết

Mọi chuyện xoay quanh tựa game chết chóc này dần dần lắng xuống cho tới đầu những năm 2000 thì lần nữa những câu chuyện ám ảnh về Polybius lại được cộng đồng mạng khai quật và lan truyền. Vào năm 2006, trên trang web coinop.org có một người dùng tên Steven Roach tự nhận bản thân là kẻ đứng sau Polybius. Anh ta cho biết mình sáng lập ra Sinneslöschen nhưng studio lại vận hành nhờ vào tiền vốn được rót từ một công ty bí ẩn tại miền Nam nước Mỹ. Theo đó công việc của Sinneslöschen là tạo ra một trò chơi càng gây nghiện càng tốt để đối tác sử dụng nhưng rồi cả công ty đã hoảng loạn khi hay tin trò chơi do họ tạo ra khiến một đứa trẻ ở Portland, Oregon bị lên cơn động kinh. Anh liền nhanh chóng giải tán công ty và thu hồi mọi bản game Polybius khỏi thị trường. Dù vẫn còn nhiều hoài nghi về độ xác thực của thông tin này nhưng vẫn có người cho rằng những gì mà Steven Roach đưa ra là có cơ sở để tin cậy.

Polybius- sự thật đằng sau trò chơi kinh hoàng nhất từng được tạo ra P.1: Truyền thuyếtPolybius- sự thật đằng sau trò chơi kinh hoàng nhất từng được tạo ra P.1: Truyền thuyết

Đến nay Polybius đã trở thành một dạng truyền thuyết đô thị hay thỉnh thoảng nó lại trở thành đề tài trong cách câu chuyện creepypasta vẫn được lan truyền rộng rãi trên mạng internet. Cũng như các câu chuyện huyền bí, rùng rợn nửa thực nửa hư mà chúng ta vẫn hay bắt gặp được ở đâu đó trên mạng, chẳng có gì để chứng minh tính xác thực của Polybius. Thế nhưng câu hỏi đặt ra ở đây là những câu chuyện đằng sau Polybius đáng tin đến cỡ nào, hãy đón đọc phần sau để thấy được sự thật đằng sau cỗ máy chơi game chết chóc một thời này!

Còn tiếp…