Nghề phóng viên game – giờ có lẽ đã không còn là một khái niệm quá xa lạ, đặc biệt là đối với giới trẻ. Thế nhưng, như một định kiến đã ăn mòn, bất kể thứ gì liên quan đến “game” đều khó tránh được những suy nghĩ tiêu cực từ xã hội. Và bởi vậy, cùng là cái cách mà mỗi người trong chúng ta theo đuổi đam mê của mình, thế nhưng nghề phóng viên game lại luôn phải chịu nhiều áp lực hơn cả. Đặc biệt, với một phóng viên game là nữ thì tất cả những khó khăn ấy dược nhân lên rất rất nhiều lần. Có lẽ nhưng tâm sự, trải lòng của một cô gái trót đem lòng đam mê và theo đuổi cái nghiệp làm bạn với game qua những con chữ dưới đây sẽ giúp cho nhiều người có thể hiểu và cảm thông hơn với nó. Bài viết được chia sẻ trên một group Dota 2 kể về quá trình cô nàng đến với nghề phóng viên game ra sao và phải trải qua những khó khăn, áp lực như thế nào để có thể quyết tâm theo đuổi đam mê của mình đến cùng.
Các bác nghĩ thế nào về con gái theo nghề báo chí game? Các bác có đánh giá thấp về học vấn và nghi ngờ “đam mê” của một đứa con gái chơi game không? Nếu một đứa con gái chơi game dốt cực kỳ mà chế ảnh viết báo thì các bác có khinh thường những thứ mà nó làm ra không? Em tốt nghiệp phiên dịch Anh ra, thêm được cái văn bằng tiếng Pháp. Hồi đậu vào cái lớp Phiên dịch, ba mẹ họ hàng mừng ra mặt lắm, bảo thôi thế là đời nó nở hoa rồi, vì cái bằng Phiên dịch ở Huế có giá trị lắm, top 20 của khoa mới vô được, thầy cũng vẽ ra cái tương lai đứng tuếch toác 1, 2 tiếng bỏ bọc 500 đô nghe mát cả ruột gan. Cơ mà em không thích cái nghề này, chẳng quan đủ điểm học đỡ phí, định sau ra làm du lịch cho có tiền. Thế mà chả biết xui rủi thế nào vào năm 2 Đại học em đăng ký làm CTV cho cái fanpage game, rồi làm được việc nên trụ lại đến giờ, chỉ cần em vào Sài Gòn là lên hẳn Biên tập viên luôn. Trước là em chỉ quản lý fanpage, sau stream vui vẻ kéo like cho page, cũng có mấy chỗ đề nghị stream nhưng em thấy cái chốn streamer nó nhiều cám dỗ với đấu đá nhau dữ quá, em lại quen cái nếp sống Huế ôn hòa kín kẽ, lại chả biết chiêu trò nên cũng sợ lắm không có nhận rồi nghỉ hẳn việc stream luôn. Dần dà e cũng biết chế ảnh, chạy marketing rồi viết báo này kia. Có giải lớn thì em đi với danh nghĩa phóng viên cho công ty nên cũng có mấy công ty khác biết, mời em làm CTV, em cũng làm luôn.
Rồi cơ duyên đưa đẩy em sang làm báo chí cho Dota 2 khi em chẳng biết đánh dù chỉ là một chút luôn. Nói chung chuyện thì dài và tính đến giờ số bài viết và post Dota 2 em làm cũng tính gần trăm, mà em đánh vẫn dốt như bò. Em cũng thích phát triển mảng Dota 2 bên công ty nên rất chú tâm vào cộng đồng. Mà cũng chính vì vậy mà áp lực nó đến với em cũng nhiều cực kỳ. Em seed post vào group, các thanh niên soi profile rồi bảo “bà chị cút về hành tinh của mình đi, câu like đú fame vừa thôi” (thì vì công việc nên em làm page nào em public lên hết luôn để bạn bè còn like page). Em viết truyện Dota 2 share for fun, cũng bị soi mói rồi bảo ăn cắp truyện, ăn cắp ý tưởng này kia. Em vào Sài Gòn host giải Dota 2, ừa thì em chỉ biết khuấy động không khí và chụp ảnh để viết bào thôi chức thể thức và tính đểm em kém lắm không hiểu được. Vậy là cũng nghe phong phanh sau lung “chỉ giỏi làm sự chú ý”, em giải quyết sự cố theo luật, về nhà thì thấy trên group người ta bảo em là “con phò”.
"Em thực sự rất tâm huyết với con đường mà em đã chọn dù em biết là với vị trí và những công việc em đang đảm nhiệm thì chả có ai con gái đâm đầu vào, ở công ty thì cũng chỉ mình em là nữ và gia đình, bạn bè, thầy cô em ai cũng phản đối. Em cũng quyết tâm bỏ công việc ở Huế, mà tính ra mặt bằng Sài Gòn thì tháng cũng tầm 8, 9 triệu để theo đuổi vận may mà mình đã tìm được. Nhưng những câu nói mà em nhận được từ xã hội chỉ là “học dốt lắm mới đi làm game”, “ba cái con có tí nhan sắc là đú đởn”, thậm chí khi các thanh niên nhắn tin làm quen, câu đầu tiên họ hỏi luôn là “em còn đi học không” hay “em chơi game thế này sao đi học được?” khiến em cảm thấy bị xúc phạm và tổn thương ghê gớm. Tất cả những thứ em làm đều bị vùi dập bằng suy nghĩ “admin nữ chỉ để câu like”, “gái chơi game chắc học ngu lắm”, “có tí mặt mũi mới được làm admin chứ được trò trống gì”, mặc dù những thứ em làm đều đạt hiệu quả rất cao. Thậm chí em được mời làm đại sứ game và MC cho Ngày hội game thủ. Mấy bạn nữ còn kháo nhai em chùi tiền cho BTC để được lên làm màu. Thật sự mệt mỏi các bác ạ, em chả biết con đường em chọn có đúng đắn không và em có thể theo nó đến khi nào nữa”.
Có lẽ những tâm sự trên đã nói thay được tiếng lòng của rất nhiều những anh chị em trong nghề, đặc biệt là các nữ phóng viên game của chúng ta. Điều đặc trưng nhất của cái nghề viết báo game là ở chỗ chỉ những người thật sự có lòng “ham muốn” với game, với nghề mới có đủ sự kiên trì để theo đuổi nó đến cùng. Người viết tạm gọi nó là “lòng ham muốn”, “bởi nếu dùng từ “thích” hay thậm chí là “yêu”, tôi vẫn sẽ cảm thấy nó hời hợt so với đúng tầm cảm xúc của nó.