Chẳng ai bảo làm trong lĩnh vực phát triển và xây dựng các tựa game là sướng cả. Các giám đốc phải xoay sở với một nhóm nhân viên với những cá tính, sở thích cũng như tham vọng khác nhau. Trong khi đó, những nhà phát triển như Hideo Kojima thì phải cân bằng tài năng cá nhân, tham vọng của mình với nhu cầu và tiềm năng về doanh thu của cả studio.
Tổng hợp những vấn đề rối rắm kể trên rất dễ dẫn tới sự hỗn loạn và sai lầm là điều khó có thể tránh khỏi. Một số sai lầm, thậm chí còn phải trả giá bằng chính công việc của họ nữa đấy.
Hideo Kojima bị sa thải khi Konami không nhận ra giá trị của anh
Cái tên Hideo Kojima có lẽ đã trở thành một huyền thoại trong làng game, đặc biệt, anh còn được coi là biểu tượng của thành công sau khi đã có nhiều năm làm việc với thương hiệu Metal Gear Solid. Khó tìm ra người thứ hai nào có thể pha trộn thành công các tiểu thuyết viễn tưởng quân sự phương Tây với một nền công nghiệp Anime tương đối phát triển ở Nhật Bản.
Kojima bị sa thải vì đòi hỏi quá nhiều ở Konami
Konami và Hideo Kojima đã từng là một cặp đôi vàng trong làng game thế giới. Nhưng rồi, mâu thuẫn giữa họ cũng lên tới đỉnh điểm. Kojima muốn một kế hoạch dài hạn, tiêu tốn nhiều ngân sách để tạo ra một phiên bản Metal Gear Solid V: Phantom Pain hoàn hảo. Konami, ngược lại, muốn thực hiện dự án này nhanh và tiết kiệm nhất có thể. Họ thậm chí còn tỏ ra chán ngấy khi phải tranh luận với gã nghệ sĩ không hiểu gì về kinh tế như Kojima. Thế là họ sa thải anh.
Stig Asmussen - cha đẻ của dự án God of War bị sa thải vì làm lãng phí ngân sách của Sony
Được xây dựng trên một dự án thần thoại pha lẫn với sử thi, God of War đã trở thành một thương hiệu hàng đầu thế giới trong dòng game hành động nhập vai.
Cha đẻ của God of War đốt $100.000.000 vào một thảm họa
Stig Asmussen là bộ não đằng sau God of War III, nhưng sau khi hoàn thành dự án bom tấn này, ông lại quyết tâm đầu tư chất xám sang một thương hiệu mới mẻ, một thứ do ông 100% làm chủ từ khâu thiết kế, sáng tạo. Sony tưởng thưởng và coi trọng Stig Asmussen bằng việc cấp cho ông ngân sách trị giá $100.000.000 cho một tác phẩm khoa học viễn tưởng như ông yêu cầu.
Nhưng rồi, dự án bị hủy bỏ.
Sony không nói quá nhiều về dự án mới này của Stig Asmussen, nhưng những nhân viên làm việc cho hãng thì tiết lộ nó quả thật là một thảm họa. Anh chàng bị sa thải, kèm với đó là một vài cộng sự khác, những người đã đặt niềm tin quá nhiều vào Stig Asmussen.
Jason West và Vince Zampella bị Activision Blizzard cố tình chơi xấu
Nếu bạn là ông chủ của một tập đoàn, có những nhân viên làm việc mẫn cán và mang lại hàng tá lợi nhuận, chắc chắn bạn sẽ muốn giữ chân và cộng tác với họ càng lâu càng tốt, kèm theo đó là những ưu đãi và tưởng thưởng xứng đáng cho nhân viên, phải không. Lẽ thường là vậy, nhưng với Activision thì điều này lại quá xa xỉ.
Cú chơi bẩn huyền thoại của Activision với Jason West và Vince Zampella vẫn luôn được nhắc tới
Jason West và Vince Zampella là một trong những cái tên quan trọng đã xây dựng nên thương hiệu Call of Duty. Theo lý thuyết, họ sẽ trở thành những quý ông giàu có nếu chỉ tính riêng khoản tiền nhận được từ nhượng quyền thương mại với thương hiệu Call of Duty. Nhưng khi ký hợp đồng, họ đã không để ý tới một lỗ hổng. Nếu họ bị sa thải, Activision sẽ là đơn vị nhận được toàn bộ tiền bản quyền. Bùm, mâu thuẫn giữa hãng game và nhân viên xảy ra, Jason West và Vince Zampella bị sa thải. Tiền chảy vào túi của Activision. Hết.
Đòi quyền lơi ngang người sáng lập, giám đốc sáng tạo của GTA bị đuổi không thương tiếc
GTA đã trở thành một trong những thương hiệu nổi tiếng thật sự trong làng game. Và đứng sau thành công của nó không thể không nhắc tới vai trò của Leslie Benzies - giám đốc sáng tạo. Về cơ bản, khi mà GTA thành công như vậy, Benzies hẳn nhiên là muốn có thêm tiền. Nhưng đời không như mơ, theo Benzies, các quản lý cấp cao của Rockstar đã tiến hành một kế hoạch để loại bỏ ông khỏi studio, cũng như từ chối khoản tiền trị giá $150.000.000 bản quyền của ông.
Nhân viên mà đòi nhảy lên đầu sếp thì cũng chịu rồi
Ngược lại, Rockstar cáo buộc rằng Benzies đột nhiên quyết định ông muốn có tiền bản quyền giống như những người sáng lập công ty, anh em nhà Houser. Nói cách khác, ông muốn nhảy cả lền đầu "sếp" của mình. Tất nhiên, điều này khó lòng được chấp nhận và Benzies chỉ biết ôm cục tức rời khỏi Rockstar studio mà thôi.