10 kiểu tình yêu chắc chắn sẽ không đến được cái kết có hậu

Hơn 12 triệu người phải chung sống với vấn nạn bạo lực mỗi năm. Nhưng trên thực tế, bạo lực không phải là dấu hiệu duy nhất của một mối quan hệ không hạnh phúc. Sự cô lập, cảm giác sợ hãi và quá ràng buộc về trách nhiệm là những dấu hiệu đầu tiên của mối quan hệ mà bạn nên suy xét liệu có nên tiếp tục hay không.

Và đôi khi bạn cũng nên nhìn nhận mối quan hệ của mình từ một hướng khác. Điều quan trọng là chấp nhận sự thật nếu bạn nhận ra chính mình trong những tình huống được liệt kê dưới đây. Và đó sẽ là bước đầu tiên để thay đổi cuộc sống và tương lai của chính bạn.

Chỉ có 2 người chúng ta

Cô lập là một cách để ràng buộc nửa còn lại với chính mình. Bạn có thể cảm nhận được điều đó nếu nửa kia đang cố gắng thuyết phục bạn rằng chỉ có hai người gắn kết với nhau, và khiến bạn cảm thấy như cả hai đang chống lại cả thế giới. Thực tế là, thoạt nhìn, người ta sẽ nghĩ đây là dấu hiệu chứng tỏ tình cảm của đối phương dành cho bạn rất mãnh liệt và sâu sắc. Nhưng mọi thứ có thể trở nên nghiêm trọng hơn và nửa kia có thể đang dùng cách này để kiểm soát bạn.

Bạn không được tôn trọng

Bạn nên suy nghĩ về mối quan hệ của mình nếu nửa kia liên tục lăng mạ, làm nhục hoặc đe dọa bạn. Hành vi này có thể khiến bạn sợ hãi và tự ti. Và đến một lúc nào đó, bạn vô tình tin rằng bạn xứng đáng với tất cả những lời nói và hành động xúc phạm của người kia, vì cho rằng bản thân thật vô dụng.

Bạn luôn mắc lỗi

Tất cả chúng ta đều phạm sai lầm, nhưng nếu liên tục bị bới móc và chỉ trích lại là chuyện khác. Nửa kia sẽ lấp liếm hành vi thích phán xét người khác của bản thân bằng cách nói rằng họ chỉ là một người trung thực và thẳng thắn. Nhưng trên thực tế, sở thích của họ là công kích người khác, và họ thích đổ lỗi cho bạn hay tìm cách trách móc bạn. Đây là cách họ thể hiện bản thân có hiểu biết và thuyết phục bạn tin vào điều đó.

Họ thường xuyên ép bạn làm những điều bạn không thích

Bạn có thường xuyên bị ép phải làm những việc bạn không muốn không? Đó có thể là yêu cầu trực tiếp, những lời gợi ý hoặc cấm đoán, và nửa kia sẽ đạt được điều họ muốn từ bạn. Đây là tính huống rất nguy hiểm vì nó khiến bạn sống trong những giới hạn và thiếu tự do, và bạn luôn phải đưa ra lựa chọn. Quan trọng hơn là bạn thường xuyên phải đưa ra những lựa chọn không có lợi cho bản thân.

“Tôi không chắc chắn về mối quan hệ này”

Nếu nửa kia liên tục thay đổi kế hoạch của bạn, và không cho bạn thấy những dấu hiệu chắc chắn về tương lai với bạn, thì có thể bạn sẽ cảm thấy bản thân như đang bị đùa giỡn. Trong tình huống này, có thể nửa kia đang lo sợ về tương lai mối quan hệ của hai bạn. Đó cũng có thể là một dấu hiệu cho thấy nửa kia không chắc chắn về mối quan hệ của bạn, và có thể đang có một mối quan tâm khác.

Bạn không nhận được tình cảm

Bạn đầu tư mọi thứ vào tình yêu, và nửa kia cảm thấy điều đó quá là bình thường. Bạn đang cố gắng giải quyết mọi vấn đề và dốc lòng vì mối quan hệ của mình, nhưng người thương của bạn không quan tâm. Cuối cùng, bạn cho đi toàn bộ tình cảm của mình và nhận lại sự thờ ơ. Kịch bản này nghe có vẻ quen thuộc phải không? Nếu câu trả lời của bạn là có, thì có thể bạn đang có mối quan hệ đơn phương.

Bạn từng bị phản bội

Lòng tin là một yếu tố quan trọng của một mối quan hệ, giúp hai người cởi mở và trung thực với nhau hơn. Nếu một người đã phá hủy lòng tin của bạn, rất có thể nó sẽ khiến bạn muốn làm điều tương tự với họ. Rốt cuộc, trong đầu bạn sẽ có ý nghĩ, “Nếu mình bị lừa dối, tại sao không thể trả thù?”

Bạn luôn bị kiểm soát

Việc liên tục bị kiểm soát sẽ khiến cho những cảm xúc và rung cảm trở nên nhạt nhòa. Việc kiểm tra điện thoại và mạng xã hội không phải là cách duy nhất để nửa kia theo dõi bạn. Hành vi kiểm soát có thể biểu hiện trong các khía cạnh khác nhau của mối quan hệ: họ có thể không có phép bạn ở một mình, họ cấm bạn làm nhiều việc mà họ không muốn, và đòi hỏi bạn báo cáo về những việc bạn làm…Tất cả khiến bạn cảm thấy mình bị nhốt vào một chiếc lồng và mất đi sự tự do, không còn là chính mình.

Bạn phải chịu trách nhiệm cho mọi thứ

Nửa kia luôn cố gắng đùn đẩy trách nhiệm cho bạn về bất cứ điều gì xảy ra trong cuộc sống của cả hai và trong mối quan hệ của hai bạn. Trong kịch bản này thường sẽ có hai tình huống xảy ra: Thứ nhất, trong trường hợp xảy ra các rắc rối hay thất bại, chỉ có bạn là người có lỗi và bạn phải sửa chữa tất cả những sai lầm của mình. Thứ hai, nửa kia trốn tránh mọi nghĩa vụ và trách nhiệm, còn bạn phải chịu trách nhiệm về mọi thứ.

Bạn cảm thấy không an toàn

Bạn có thể cảm thấy không an toàn cả về thể chất và tinh thần. Trong cả hai trường hợp, đây là những dấu hiệu chắc chắn mà bạn nên suy nghĩ khi quyết định có nên tiếp tục mối quan hệ hay không. Bạn không nên sống trong nỗi sợ hãi thường trực rằng người kia sẽ sử dụng bạo lực với bạn hoặc làm hại bạn. Trước hết, điều đó có thể đe dọa cuộc sống của bạn, hoặc khiến bạn luôn lo sợ nếu làm sai hoặc phật ý đối phương.