4 câu hỏi siêu dễ nhưng gần như chẳng có ai biết đáp án

Tại sao hoàng hôn có màu đỏ, nheo mắt vào thì sẽ nhìn rõ hơn? Tại sao nhỉ? Bạn có biết không?

Cuộc sống còn muôn vàn những điều kì lạ mà chúng ta không thể lý giải. Bỏ qua những bí ẩn mang tính chất "còn lâu mới giải được" thì con người vẫn khá mù tịt về chính những khía cạnh xung quanh mình.

Ví dụ như lý do khiến hoàng hôn có màu đỏ chẳng hạn. Ai cũng cho đó là điều hiển nhiên mà chẳng biết lý do thực sự cho điều đó.

1. Hoàng hôn có màu đỏ vì tạo hóa... thích thế?

Hoàng hôn buông xuống, chúng ta bắt đầu nhìn thấy màu đỏ, cam, tím là do ánh sáng xanh (xuất phát từ bầu khí quyển, thứ khiến bầu trời có màu xanh) đã bị phân tán hết khỏi tầm nhìn của con người, đặc biệt là khi Mặt trời lặn xa dần. Ánh sáng xanh bị tán xạ nhiều hơn (bởi có bước sóng ngắn) do lớp không khí dày lên. Các bước sóng dài (như màu đỏ) ít bị tán xạ nên được truyền thẳng tới mắt chúng ta.

2. Mở tủ lạnh ra thì căn phòng có mát hơn không?

Trong tiết trời nóng nực, hẳn đã có đôi lần bạn muốn... nhét mình vào tủ lạnh để giải tỏa cái tâm đang gào thét vì nhiệt độ ngoài trời cao đến bức tử. Một số người còn biến cái tủ lạnh thành chiếc điều hòa mini bằng cách mở cửa tủ trong khoảng thời gian dài. Tuy nhiên, mát chẳng thấy đâu, chỉ thấy vẫn nóng như điên.

Tại sao vậy?

Trước tiên, bạn phải hiểu nguyên lý hoạt động của tủ lạnh đã. Chúng tỏa ra hơi lạnh, làm mát thực phẩm là nhờ khí nén nở ra và giúp nhiệt độ giảm xuống. Khi bạn mở tủ, khí nóng bên ngoài ập vào, làm mất cân bằng nhiệt độ mà tủ đã lập trình từ trước. Hệ thống khí nén phải làm việc mạnh hơn để giúp nhiệt luôn ở trạng thái cũ. Bộ phận máy ở lưng tủ sẽ xả nhiệt ra ngoài bởi nó phải gồng mình giúp nhiệt trong tủ giữ ở mức thấp.

Điều này suy cho cùng chỉ khiến cái phòng của bạn nóng hơn thôi.

3. Cứ nheo mắt thì vạn vật sẽ trở nên rõ hơn, giải pháp hiệu quả cho tụi kính cận?

Theo một phản xạ kì lạ, người cận thường nheo mắt để nhìn vật cho rõ hơn mỗi khi họ không mang theo kính bên người. Do nhãn cầu của người cận/viễn thị bị tật khúc xạ khiến không thể lấy nét vào cảnh vật như người bình thường. Khi nheo mắt, hai mí mắt sẽ giúp loại bớt ánh sáng đi thẳng vào nhãn cầu, giúp luồng sáng còn lại tập trung gần tâm nhãn cầu và khiến mọi vật trở nên rõ ràng.

Tuy nhiên, liên tục cậy nhờ tới điều này thay vì đeo kính và thực hiện các biện pháp điều trị khác sẽ khiến mắt bạn mệt mỏi, dẫn tới việc cận nặng hơn.

4. Tại sao ngáp lại có tính lây lan?

Mặc dù các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra câu trả lời cho nguồn cơn của những cú ngáp nhưng dẫu sao, nó vẫn đóng vai trò lớn trong quá trình tiến hóa, đặc biệt là tính lây lan của mình.

Andrew C. Gallup, chuyên gia tâm lý từ Mỹ cho biết, ngáp được ví như lời đánh thức những trí óc đang làm việc quá tải. Não bộ mệt mỏi sẽ khiến công việc giảm đi hiệu suất đáng kể. Khi một cá thể ngáp, não bộ của những cá thể khác sẽ được đánh thức và đóng vai trò như một nút "restart" đồng loạt. Đó có thể coi là lời giải thích cho sự lây lan của những cú ngáp.