Theo nghiên cứu mới nhất của Đại học Oslo và Akershus (Na Uy) các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, đàn ông làm việc nhà càng nhiều thì gia đình càng dễ đổ vỡ..
Mới đầu năm nay, các nhà nghiên cứu tại Đại học Cambridge (Anh) đã đi tới kết luận: đàn ông chỉ thực sự hạnh phúc khi chia sẻ việc nhà với vợ mình. Dựa theo khảo sát từ hơn 30.000 người đến từ 34 quốc gia, phía Cambridge cho rằng, càng làm nhiều việc nhà, lợi ích mà cánh đàn ông thu về càng lớn, như sống lâu, hay hạnh phúc hơn là một ví dụ.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu mới nhất của Đại học Oslo và Akershus (Na Uy), các nhà khoa học tại đây lại chứng minh điều ngược lại. Đó là: đàn ông càng làm nhiều việc nhà, gia đình càng dễ đổ vỡ.
Để đi tới kết luận này, các nhà nghiên cứu tại Na Uy đã theo dõi hành vi, quan điểm về việc nhà, cũng như hình thức chăm sóc con cái của gần 20.000 người đàn ông và phụ nữ tuổi từ 18 – 79. Tham gia vào cuộc nghiên cứu trên, các ứng viên sẽ phải trả lời các câu hỏi về: bình đẳng giới, phân chia việc nhà, phân chia chăm sóc con cái.
Kết quả là 11% phụ nữ làm tất cả, hoặc phần lớn việc nhà. 60% cặp đôi cho thấy phụ nữ cơ bản vẫn làm nhiều việc nhà hơn đàn ông. Và chỉ 25% là có sự phân chia việc nhà ngang bằng – chủ yếu là các cặp đôi trẻ tuổi, hoặc chưa có con cái.
Cũng theo báo cáo này, các cặp đôi có chồng làm nhiều việc nhà (nhiều hơn so với phụ nữ) thường có khả năng l.y d.ị cao hơn.
Lý giải cho kết luận trên, các nhà nghiên cứu phỏng đoán, các cặp đôi theo xu hướng truyền thống – phụ nữ sẽ chăm lo việc nhà là chính, sẽ trân trọng giá trị hôn nhân hơn so với các cặp đôi hiện đại – việc nhà được chia đôi, hoặc đàn ông có thể làm nhiều việc nhà hơn.
Theo ông Thomas Hansen – một tác giả thuộc nhóm nghiên cứu của Đại học Oslo và Akershus (Na Uy), mấu chốt của vấn đề nằm ở tư tưởng hôn nhân “hiện đại”.
Chuyên gia này cho rằng, nếu các cặp đôi hiện đại có xu hướng “sòng phẳng” trong chuyện phân chia việc nhà, thì tình cảm, hôn nhân cũng rất dễ sòng phẳng. Nghĩa là nếu không hài lòng, hay không vừa ý, họ có thể nghĩ ngay đến chuyện l.y h.ôn mà không do dự.
Vô hình trung, điều này dẫn đến nguy cơ gia đình đổ vỡ lớn hơn.
Chuyên gia Thomas Hansen đưa ra dẫn chứng: “Ở các cặp đôi hiện đại, người vợ thường có học vấn tốt, công việc ổn định, do đó, họ ít bị phụ thuộc vào người đàn ông của mình về mặt tài chính. Suy ra, nếu cuộc hôn nhân tan vỡ, họ sẽ dễ dàng xoay sở hơn – quyết định l.y h.ôn đưa ra dễ dàng hơn”.
Ông cho rằng, nhiều người sẽ nghĩ, phần lớn các vụ đổ vỡ trong hôn nhân sẽ xảy ra ở các gia đình phân chia đầu việc ít công bằng. Thế nhưng, nghiên cứu tại Đại học Oslo và Akershus (Na Uy) lại cho thấy điều ngược lại.
Theo ngài Thomas Hansen, các cặp đôi sẽ chỉ thực sự hạnh phúc khi họ có vai trò được phân định rõ ràng, ít bị đem ra so sánh, ai nhiều ai ít hơn để nhận về sự bình đẳng.
Tác giả giải thích, việc phân chia công việc nhà theo truyền thống có thể dẫn tới “ít cãi cọ vặt vãnh hơn”. Vì một khi vai trò đã rõ ràng, người ta sẽ tránh được tâm lý tại sao tôi làm nhiều mà anh được quyền làm ít.
Theo nghiên cứu mới nhất của Đại học Oslo và Akershus (Na Uy) các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, đàn ông làm việc nhà càng nhiều thì gia đình càng dễ đổ vỡ..
Mới đầu năm nay, các nhà nghiên cứu tại Đại học Cambridge (Anh) đã đi tới kết luận: đàn ông chỉ thực sự hạnh phúc khi chia sẻ việc nhà với vợ mình.
Dựa theo khảo sát từ hơn 30.000 người đến từ 34 quốc gia, phía Cambridge cho rằng, càng làm nhiều việc nhà, lợi ích mà cánh đàn ông thu về càng lớn, như sống lâu, hay hạnh phúc hơn là một ví dụ.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu mới nhất của Đại học Oslo và Akershus (Na Uy), các nhà khoa học tại đây lại chứng minh điều ngược lại. Đó là: đàn ông càng làm nhiều việc nhà, gia đình càng dễ đổ vỡ.
Để đi tới kết luận này, các nhà nghiên cứu tại Na Uy đã theo dõi hành vi, quan điểm về việc nhà, cũng như hình thức chăm sóc con cái của gần 20.000 người đàn ông và phụ nữ tuổi từ 18 – 79. Tham gia vào cuộc nghiên cứu trên, các ứng viên sẽ phải trả lời các câu hỏi về: bình đẳng giới, phân chia việc nhà, phân chia chăm sóc con cái.
Kết quả là 11% phụ nữ làm tất cả, hoặc phần lớn việc nhà. 60% cặp đôi cho thấy phụ nữ cơ bản vẫn làm nhiều việc nhà hơn đàn ông. Và chỉ 25% là có sự phân chia việc nhà ngang bằng – chủ yếu là các cặp đôi trẻ tuổi, hoặc chưa có con cái.
Cũng theo báo cáo này, các cặp đôi có chồng làm nhiều việc nhà (nhiều hơn so với phụ nữ) thường có khả năng l.y d.ị cao hơn.
Lý giải cho kết luận trên, các nhà nghiên cứu phỏng đoán, các cặp đôi theo xu hướng truyền thống – phụ nữ sẽ chăm lo việc nhà là chính, sẽ trân trọng giá trị hôn nhân hơn so với các cặp đôi hiện đại – việc nhà được chia đôi, hoặc đàn ông có thể làm nhiều việc nhà hơn.
Theo ông Thomas Hansen – một tác giả thuộc nhóm nghiên cứu của Đại học Oslo và Akershus (Na Uy), mấu chốt của vấn đề nằm ở tư tưởng hôn nhân “hiện đại”.
Chuyên gia này cho rằng, nếu các cặp đôi hiện đại có xu hướng “sòng phẳng” trong chuyện phân chia việc nhà, thì tình cảm, hôn nhân cũng rất dễ sòng phẳng. Nghĩa là nếu không hài lòng, hay không vừa ý, họ có thể nghĩ ngay đến chuyện l.y h.ôn mà không do dự.
Vô hình trung, điều này dẫn đến nguy cơ gia đình đổ vỡ lớn hơn.
Chuyên gia Thomas Hansen đưa ra dẫn chứng: “Ở các cặp đôi hiện đại, người vợ thường có học vấn tốt, công việc ổn định, do đó, họ ít bị phụ thuộc vào người đàn ông của mình về mặt tài chính. Suy ra, nếu cuộc hôn nhân tan vỡ, họ sẽ dễ dàng xoay sở hơn – quyết định l.y h.ôn đưa ra dễ dàng hơn”.
Ông cho rằng, nhiều người sẽ nghĩ, phần lớn các vụ đổ vỡ trong hôn nhân sẽ xảy ra ở các gia đình phân chia đầu việc ít công bằng. Thế nhưng, nghiên cứu tại Đại học Oslo và Akershus (Na Uy) lại cho thấy điều ngược lại.
Theo ngài Thomas Hansen, các cặp đôi sẽ chỉ thực sự hạnh phúc khi họ có vai trò được phân định rõ ràng, ít bị đem ra so sánh, ai nhiều ai ít hơn để nhận về sự bình đẳng.
Tác giả giải thích, việc phân chia công việc nhà theo truyền thống có thể dẫn tới “ít cãi cọ vặt vãnh hơn”. Vì một khi vai trò đã rõ ràng, người ta sẽ tránh được tâm lý tại sao tôi làm nhiều mà anh được quyền làm ít.