Trong khi Covid-19 vẫn còn là mối lo ngại trên toàn cầu thì bệnh thừa cân lại đang là một gánh nặng đối với bệnh nhân cũng như các bác sĩ.
Nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, chúng ta không thể vì chú trọng đến Covid-19 mà bỏ qua bệnh thừa cân và các ảnh hưởng của nó. Vì vậy, cộng đồng chăm sóc sức khỏe toàn cầu đã nhận ra việc chống bệnh thừa cân là một trong những cách ngăn chặn một số tác động của Covid-19.
Tỷ lệ người bị thừa cân trên khắp châu Á đã tăng nhanh chóng trong những thập kỷ gần đây do thu nhập và đô thị hóa ngày càng tăng, tỷ lệ thuận với áp lực lên hệ thống chăm sóc sức khỏe trên toàn thế giới trong việc giải quyết các tình trạng liên quan đến thừa cân. Tại Malaysia, có tới 64% dân số nam và 65% dân số nữ bị béo phì hoặc thừa cân.
Điều tương tự cũng đã được quan sát thấy ở các nước Đông Nam Á khác. Từ năm 2010 đến 2014, tỷ lệ thừa cân ở Indonesia và Việt Nam tăng nhanh gấp 3 lần so với tỷ lệ ở Mỹ và Anh. Số người thừa cân cũng đang gia tăng ở Trung Quốc. Từ năm 2004 - 2014, tỷ lệ này tăng gấp 3 lần ở khoảng 14% người trưởng thành vào năm 2014.
Dữ liệu từ Ấn Độ cũng đáng báo động không kém. Tỷ lệ thừa cân của quốc gia này đang tăng với tốc độ nhanh hơn mức trung bình của thế giới, từ 6,4% lên 14,9% ở phụ nữ trong giai đoạn 1975 - 2014. Điều này đi kèm với gánh nặng gia tăng của các bệnh mãn tính và hệ thống chăm sóc sức khỏe quốc gia ở Ấn Độ đang phải vật lộn để theo kịp.
Trong khi tỷ lệ thừa cân cũng đang gia tăng ở những nơi khác trên thế giới thì có nhiều lý do quan trọng khiến các nước châu Á phải đặc biệt chú ý. Một phần dân số châu Á có tỷ lệ chất béo trong cơ thể cao hơn so với người dân châu Âu ở cùng độ tuổi, giới tính và chỉ số khối cơ thể (BMI), điều khiến họ có nhiều nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến thừa cân như bệnh tiểu đường loại 2 và bệnh tim mạch.
Mặc dù thừa cân và các bệnh liên quan luôn được biết đến là có hại cho sức khỏe, nhưng sự lây lan nhanh chóng của Covid-19 trên khắp thế giới khiến bệnh nhân mắc bệnh thừa cân càng có nguy cơ cao bị biến chứng khi mắc Covid-19. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, những người mắc các bệnh không lây nhiễm có nhiều khả năng nhiễm bệnh với tình trạng nặng nề do virus.
Các nghiên cứu mới cũng cho thấy thừa cân có thể dẫn đến các biến chứng nặng ở bệnh nhân Covid-19. Tại một trung tâm y tế của Pháp, hơn 85% bệnh nhân thừa cân nặng đã phải sử dụng máy thở cơ học.
Khi tỷ lệ thừa cân tiếp tục gia tăng ở châu Á, nơi nguy cơ do Covid-19 đang có xu hướng gia tăng, chúng ta phải thừa nhận và giải quyết các nguy cơ sức khỏe liên quan vấn đề này. Tại Malaysia, chi phí điều trị thừa cân ít nhất là 7.050 USD và không được bảo hiểm y tế công cộng chi trả.
Mức giá đắt đỏ như vậy tương đương với phương pháp điều trị chỉ dành cho một nhóm nhỏ bệnh nhân. Tình trạng tương tự cũng đang diễn ra ở Philippines, Indonesia, Thái Lan và Hồng Kông.
Cần loại bỏ các thành kiến lâu nay
Trở ngại khác cho cuộc khủng hoảng thừa cân nằm ở chính bệnh nhân. Mặc dù các chuyên gia chăm sóc sức khỏe nhận thức được tầm quan trọng và hiệu quả của các phương pháp điều trị nhưng bệnh nhân có xu hướng không sẵn sàng lựa chọn con đường dễ dàng đó.
Để xóa bỏ những quan niệm sai lầm và thành kiến, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe nên giúp bệnh nhân nhận ra rằng, thừa cân là một tình trạng bệnh mãn tính và điều trị có thể giúp họ đạt được chất lượng cuộc sống cao hơn đáng kể.
Hơn nữa, với tư cách là các chuyên gia trong lĩnh vực của mình, họ cũng có đủ khả năng để thúc đẩy các cuộc trò chuyện với các cơ quan luật pháp về vai trò của việc điều trị trong việc giảm chi phí chăm sóc sức khỏe dài hạn. Nếu thành công, chúng ta sẽ tăng cường sự hiểu biết và có thái độ tích cực hơn với việc điều trị.
Úc là một trong những quốc gia sớm nhất trên thế giới thành lập một hiệp hội quan tâm đến tình trạng này vào năm 1980. Hiệp hội tại Úc và New Zealand đã liên tục tham gia với chính phủ để vận động bảo hiểm bệnh nhân, không ngừng giáo dục về hiệu quả của việc điều trị và để đảm bảo cập nhật các kỹ thuật mới.
Đại dịch đã làm sáng tỏ những thách thức, vấn đề thừa cân hiện đang là vấn đề hàng đầu và trung tâm y tế của tất cả các quốc gia đang nỗ lực bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Khi chúng ta tiếp tục cuộc chiến này, chính phủ và các chuyên gia chăm sóc sức khỏe cần phải làm việc cùng nhau trên tất cả các mặt, từ phòng ngừa và giảm thiểu thông qua chính sách của nhà nước đến điều trị và hỗ trợ chăm sóc sau điều trị.
Theo Scmp