Đánh giá The White Door: Cơn mộng du của những người trầm cảm - PC/Console

Mặc dù chỉ là một game rất đơn giản, nhưng The White Door lại là bức tranh nói về áp lực cuộc sống , khi con người bị trầm cảm nặng nề mà không hề biết.

Mặc dù chỉ là một game rất đơn giản, nhưng The White Door lại là bức tranh nói về áp lực cuộc sống , khi con người bị trầm cảm nặng nề mà không hề biết.

Có thể nói The White Door mà một tựa game rất đặc biệt, thời lượng của nó vô cùng ngắn tới nỗi chỉ cần trên dưới 2 tiếng đồng hồ là bạn có thể hoàn thành, nhưng với dung lượng khiêm tốn như vậy nó vẫn truyền tải được một cốt truyện vô cùng nhân văn, đậm mùi trinh thám và có chút kinh dị tâm linh khiến chúng ta phải lạnh gáy.

Một tựa bắn súng xuất sắc cần những yếu tố nào? – P.Cuối
Một tựa bắn súng xuất sắc cần những yếu tố nào? – P.Cuối
Ngoài camera, thiết kế màn chơi và phương thức di chuyển, một tựa game bắn súng chất lượng còn phải có những kẻ địch xứng đáng và những khẩu súng bá đạo.

Lối chơi kì quái

Cốt truyện của The White Door nói về Robert Hill – một người đàn ông trung niên bị mất trí, tỉnh dậy trong một căn phòng trắng xóa bị khóa kín với những manh mối rời rạc, các món đồ cũ còn sót lại và một lịch trình làm việc đều đặn kín mít. Cuộc sống của Robert sẽ chỉ xoay quanh 4 bức tường này, từ từ tìm lại kí ức cũng như tìm hiểu về lý do tại sao mà bản thân lại bị giam trong khu nghiên cứu này.

Cách thức thiết kế màn chơi của The White Door rất kì lạ, khi nó không hề sử dụng màu sắc mà chỉ có những mảng trắng đen đơn điệu đi kèm với những hàng chữ đỏ biểu hiện cho thông tin mà Robert đang tìm kiếm. Bạn sẽ hiểu lý do tại sao game lại gọi là The White Door, vì màu trắng tượng trưng cho trí não trống rỗng của nhân vật chính, game chia làm 7 ngày và cứ mỗi một ngày khi Robert tìm lại một chút kí ức của mình thì nó sẽ từ từ được “tô màu” lên, nhưng mọi việc không đơn giản như vậy.

Đánh giá The White Door: Cơn mộng du của những người trầm cảm

The White Door là dạng game giải đố tương tác, người chơi sẽ điều khiển Robert làm những công việc thường ngày theo lịch trong căn phòng trắng, với mục đích giúp anh ta tìm ra bản thân là ai. Chúng khá là bình thường thí dụ như ăn sáng, đánh răng, làm một bài kiểm tra nhớ hình ảnh, tập thể dục một chút rồi đi ngủ. Điểm độc đáo của The White Door là nó đưa bạn vào góc nhìn của Robert, điều khiển anh ta làm từng tác vụ đơn giản nhất một cách hoàn toàn thủ công.

Điều này tạo ra một trải nghiệm kì lạ, khi mà chúng ta sẽ làm những thứ như ăn một cái Donut, đưa ly café lên miệng rồi uống, thậm chí là nháy mắt hay chảy nước mắt cũng hoạt động theo nguyên lý tương tự. Ban đầu bạn sẽ có cảm giác thứ này hơi vớ vẩn, nhưng sau khoảng 15 phút chơi thì mọi thứ mới bắt đầu rõ ràng, vì bản thân Robert không phải là một người bình thường mà anh ta có những vấn đề riêng của bản thân.

Đánh giá The White Door: Cơn mộng du của những người trầm cảm

Thế giới quan trong The White Door hoạt động xoay quanh các kí ức của Robert, do đó hầu hết NPC đều nói chuyện với anh ta theo một chất giọng rất xa cách và có cảm giác như họ không tồn tại. Càng về sau người chơi sẽ có cảm giác rờn rợn trong cái căn phòng trắng xóa này, khi mà lịch trình của Robert nó chính xác và hoàn hảo tới mức vô lý cứ như đây là thứ được tạo dựng ra từ trước vậy.

Cốt truyện như phim kinh dị

The White Door đáng lý sẽ là một game casual, chỉ trừ một điểm là Robert còn một người bạn gái cũ và cô ta đã chết một cách bí ẩn ngay trước khi anh ta bị mất trí. Mọi thứ dần dần mù mờ hơn khi Robert vừa mất việc và bị trầm cảm giam mình trong nhà liên tục, có một khoảng trống rất lớn giữa quãng thời gian anh ta gặp lại bạn gái cũ và cô ta mất tích. Khi người chơi dần dần lắp ghép lại các manh mối cũ, thì là lúc mà một mối sợ vô hình xuất hiện.

Trong phòng của Robert bắt đầu xuất hiện các bóng đen bí ẩn, như một con chuột bị cháy đen nằm trên đĩa thức ăn, cũng như các lời thì thầm trong tâm trí lôi kéo anh ta tìm cách trốn khỏi căn phòng này. Nhưng có vẻ như Robert là một nhân vật nguy hiểm, khi mà chỗ ở của anh ta bị đóng kín và canh gác nghiêm ngặt, dần dần bạn sẽ thấy các ảo ảnh càng ngày càng rõ hơn, tới lúc nó trở thành một sinh vật giống y hệt Robert.

Đánh giá The White Door: Cơn mộng du của những người trầm cảm

The White Door có khá nhiều chi tiết ẩn giấu về cuộc sống hiện đại, Robert chính là đại diện của những con người cô đơn, sống một mình và không có người chia sẻ. Bọn họ chìm vào một biển suy nghĩ vô nghĩa ngày qua ngày không có mục đích, cho tới khi trở nên trầm cảm và có những ý tưởng tiêu cực, thậm chí là dẫn tới hành động tử tự. Ở cuối The White Door bạn sẽ thấy Robert thậm chí còn không phải là con người, mà như một cái xác sống vô hồn bị giam giữ trong chính thân xác của mình, nhất là sau khi vừa bị mất việc vừa bị bạn gái bỏ.

Âm thanh của The White Door rất ám ảnh, với những giọng nói chầm chậm và vô cảm của cả Robert lẫn NPC. Bạn sẽ thấy mọi vật trong The White Door có không khí rờn rợn kì lạ, nhất là khi người canh giữ Robert luôn đến đúng y một giờ trong ngày, hỏi anh ta như một cái máy không hề có cảm xúc.

Đánh giá The White Door: Cơn mộng du của những người trầm cảm

Mặc dù The White Door có thời lượng khá ngắn, nhưng cốt truyện lẫn lối chơi của nó rất xuất sắc, nhất là các chi tiết ẩn dụ lột tả về tâm trạng của những nhân viên thời hiện đại. The White Door khá ám ảnh, đáng lý nó nên là game kinh dị nhiều hơn là kiểu giải đố đơn thuần.

Nếu bạn là game thủ thì không thể bỏ qua Channel youtube hấp dẫn của Kênh Tin Game: http://bit.ly/2ByvA1e