Điểm mặt 5 tựa game "nhạo báng" game thủ thích chơi game theo kiểu "dễ dàng"

Đừng có dại mà chơi chế độ dễ nhất với những tựa game này, nếu bạn không muốn bị chính nhà sản xuất cười cho vào mặt bằng những cú troll thần thánh cỡ này.

Metal Gear Solid V Phantom Pain

Đồ con gà, đó chính là những gì nhà phát triển game muốn nói với những người chơi chết quá nhiều khi chơi phần mới nhất của Metal Gear Solid. Sau khi đã chết đủ số lần, người chơi sẽ được chào đón với sự quan tâm ân cần của Konami, lựa chọn kích hoạt tính năng Chicken Hat sẽ được mở ra. 

Khi đội chiếc mũ con gà, người chơi sẽ không bị kẻ địch phát hiện ngay cả khi đứng ngay trước mặt kẻ địch (được 3 lần), tuy nhiên những tên lính sẽ cười vào mặt người chơi nếu nhìn thấy chiếc mũ con gà, cùng với đó thì mức độ hoàn thành cũng bị hạ xuống đáng kể. Và tệ nhất là Big Boss không hề bỏ chiếc mũ ra ngay cả trong những cảnh cut scence, biến những phút giây đáng lí ra phải vô cùng nghiêm túc và nghiêm trọng trở thành phim hài kịch.

Ninja Gaiden Black

Khi đã nói đến những game khó nhất từng được làm ra thì không thể không kể đến series Ninja Gaiden được. Trong nhiều phần chơi, thậm chí nhà phát triển còn không cả để chế độ chơi dễ, ép buộc game thủ phải Git Gut thì mới chơi được game. Nhưng trong bản Black, chế độ dễ được thêm vào để mở rộng thị trường của game đến với những game thủ "non tay". 

Tuy nhiên chơi ở chế độ này thì không có gì vinh quang cả. Chế độ dễ có tên Ninja Dog, cho phép người chơi gây sát thương cao hơn và kẻ địch cũng đỡ nguy hiểm hơn, tất nhiên để trả giá thì người chơi sẽ phải đeo một chiếc ruy băng sida và tất cả các nhân vật sẽ sỉ vả người chơi, ngay cả khi thắng từ đầu game đến cuối game.

Call Of Duty Modern Warfare 2

Đối với những game thủ không phải tài ba cho lắm, thay vì nhận được kill streak sau khi thảm sát kẻ địch, death steak mới là thứ mà người chơi đã cố gắng "đạt được". Sau khi đã bị hạ gục và sỉ nhục đủ lần, người chơi sẽ đạt được kill streak và mở khóa một số perk ví dụ nhìn được vị trí của kẻ vừa hạ gục mình, thả một quả bom ngay khi bị hạ gục và câu rằng nó sẽ giết được ai đó, di chuyển nhanh hơn khi được hồi sinh,...

Tuy nhiên nếu đạt được những perk bá đạo này chắc cũng chả ai mấy vui vẻ mà sử dụng rồi.

Wolfenstein

Wolfenstein không chỉ nổi tiếng vi là một trong những game mở màn cho kỉ nguyên của FPS mà còn nhờ độ khó của nó nữa. Những ai muốn hoàn thành trò chơi phải chơi đi chơi lại hàng chục lần, ghi nhớ bản đồ, cẩn thận hạ gục từng tên địch không để nhận quá nhiều damage, khám phá từng căn phòng bí mật một để kiếm đạn và máu. Với những ai không chịu nổi với thử thách thì game cũng có chế độ dễ, nhưng ngay khi chọn chế độ thì game thủ đã phải chịu sỉ nhục từ Id Software.

Thay vì đặt tên chế độ là dễ và trung bình, 2 chế độ dễ nhất của game có tên Can I Play Daddy (Con có thể chơi được không) và Please Dont Hurt Me (Đừng làm đau tôi). Và để sát muối vào nỗi đau của người chơi, hình ảnh đại diện cho 2 chế độ là ảnh nhân vật chính BJ mút ti giả và một cái là vẻ mặt hoảng sợ trên gương mặt của một trong những nhân vật chính bad ass nhất video games. Id Software cũng làm điều tương tự với DOOM.

Spider man 2000

Hồi bé những ai đã từng chơi qua Spider Man, có cả bản PC và PS 1 thì chắc chắn sẽ ấn tượng mạnh bởi gameaplay và cốt truyện của game vô cùng hấp dẫn, nó được phát triển tốt đến mức đến nay vẫn được tính là một trong những game siêu anh hùng hay nhất từng được làm ra. Tuy game không mấy khó khăn nhưng cũng có hộ trợ một chế độ có tên Kid Mode, giúp giảm đáng kể, vô cùng đáng kể là đằng khác độ khó của game. 

Không chỉ giảm độ thông minh và sát thương mà kẻ đich gây ra, chế độ này dễ đến mức thậm chí còn tự điều khuyển Spider Man trong một số bàn, người chơi chỉ phải nhìn mà không cần động tay mà vẫn có thể qua được. Không khác gì nắm tay trẻ con để dạy cầm bút cả.