Khi trở lại vào năm 2017, dòng game Assassin’s Creed đã có một sự thay đổi lớn khi Ubisoft đã biến chúng thành các siêu phẩm nhập vai hành động thuần túy hơn là phiêu lưu có tính nhập vai trước đây. Nhờ điều này mà hai phiên bản gần nhất là Odyssey và Origin đã được đông đảo cộng động game thủ toàn thế giới đón nhận. Do vậy, với việc phiên bản tiếp theo được dự đoán là Ragnarok sẽ ra mắt trong thời gian sắp đến, liệu tựa game này sẽ đón nhận những thay đổi nào có lợi cho mình.
Ragnarok: Chủng tộc Vikings, Thần Thoại Bắc Âu và nhiều hơn thế
Theo nhiều nguồn tin thì trong phiên bản Ragnarok, người chơi sẽ nhập vai vào một nhân vật có tên là Jora sống trong thời đại Viking và chưa rõ giới tính của nhân vật này. Với việc lấy chủ đề về Vikings, Ragnarok sẽ nhấn mạnh vào những con tàu vốn là đặc trưng văn hóa của người Viking, sẽ có một hệ thống nhân vật và gameplay mới theo hướng Berserker – từ ngữ để ám chỉ những chiến binh vô thần, vô chủ trong thần thoại Bắc Âu, và bổ sung thêm những báu vật địa đang cổ đại ở khu vực này. Tất cả những sự kiện trong game sẽ xảy ra trong một khoảng thời gian trước khi sự kiện tận thế Ragnarok diễn ra.
Nếu tựa game mới lấy bối cảnh chính xác như trên, đây sẽ là một lợi thế rất lớn vì cảm hứng từ thần thoại Bắc Âu đã xuất hiện trong rất nhiều tựa game bom tấn và được đông đảo game thủ đón nhận. Các siêu phẩm đi theo con đường này, trước hết phải kể đến Skyrim nhấn mạnh niềm tin về các vị thần Bắc Âu trong suốt chiều dài game, sau đó chính là bom tấn nổi tiếng God Of War thực sự đưa người chơi vào bối cảnh và những câu chuyện thần thoại của thế giới này. Và cuối cùng, không thể không kể đến Tales of Phantasia và Hellblade cũng ít nhiều sử dụng các khái niệm hay bối cảnh của thần thoại để sáng tạo nội dung cho riêng mình.
Tóm chung, việc khai thác vào những đề tài thu hút mạnh sẽ sự chú ý của người chơi sẽ mang đến một lợi ích lớn cho phiên bản tiếp theo của Ubisoft. Xét lại tất cả những phiên bản trước đây, Ubisoft đã cho người chơi được trải qua những khoảng thời gian và bối cảnh khác nhau từ thời Phục Hưng ở Ý, cho đến Cách Mạng ở Mỹ và gần đây nhất chính là Ai Cập và Hy Lạp thời cổ đại. Hai bối cảnh gần đây nhất đều được xem là một sự bổ sung mạnh mẽ cho dòng thời gian của Assassin Creed, tuy nhiên đây có lẽ chưa phải là những bối cảnh thu hút mạnh mẽ người chơi như là trong khu vực Bắc Âu.
Tại sao Assassin’s Creed lại không chọn Nhật Bản là bến đỗ tiếp theo ?
Trong rất nhiều địa điểm mà fan hâm mộ muốn tựa game của mình đặt chân xuống, Nhật Bản cũng được xem là nơi được nhiều game thủ mong muốn các nhà làm game hướng tới. Tuy nhiên, xét trên hai khía cạnh là tính phổ biến cũng như tính cạnh tranh, khu vực Bắc Âu xứng đang là nơi để Ubisoft có thể hướng đến hơn là Nhật Bản. Trước hết, chủ đề về thần thoại Bắc Âu trong khoảng thời gian gần đây đang được xem là còn gà đẻ trứng vàng của rất nhiều studio vì nó truyền cảm hứng rất lớn đến người chơi và cũng đang làm chủ đề được nhiều game thủ ưa thích. Chúng ta có thể thấy được điều đó qua sự thành công của God Of War với doanh thu khủng và tính phổ biến rộng rãi của nó đến công chúng.
Thêm vào đó, việc lựa chọn Nhật Bản làm chủ đề cho hậu bản sắp tới cũng sẽ mang đến một trở ngại tương đối lớn cho Ubisoft khi rất nhiều các tựa game nhập vai khác về đất nước này đã xuất hiện và được đông đảo mọi người yêu thích. Có thể đến là Sekiro: Shadow Die Twice với giải thưởng Game Of The Year 2019 và một siêu phẩm nữa đang được game thủ đón chờ là Ghost Of Tsushima. Hai sản phẩm này gần như đã đạt đến độ hoàn thiện rất cao về mặt chi tiết và chất lượng, do vậy việc có một Assassin’s Creed về Nhật Bản chắc chắn sẽ là một cuộc cạnh tranh đầy khó khăn của Ubisoft trước cả hai đối thủ sừng sỏ này. Do vậy, việc đi đến các vùng đất Bắc Âu sẽ là một lựa chọn dễ chịu và ít tổn thất hơn so với việc nhập vai vào các Samurai.