Những mẹo hữu ích trong Total War: Three Kingdoms – P.2 - PC/Console

Trong Total War: Three Kingdoms thì lập liên minh thông qua việc kết hôn là một mẹo khá hay, nó vừa giúp kiếm được tướng tốt mà lại tránh xung đột luôn.

Tiếp theo với phần 2 những mẹo nhỏ trong Total War: Three Kingdoms, hãy đến với các mục quan trọng từ giữa game trở đi, đó là cách để lôi kéo đồng minh, kết hôn và thu phục tướng cũng như sử dụng tiền bạc sao cho đúng.

Những mẹo hữu ích trong Total War: Three Kingdoms – P.1
Total War: Three Kingdoms là một tựa game khá phức tạp, nên các mẹo nhỏ để làm game trở nên dễ thở hơn không bao giờ là thừa cả.

Lập liên minh vào giữa game

Sau khoảng từ 30 tới 40 turn trong Total War: Three Kingdoms, các lãnh chúa lớn còn sống sót sẽ bắt đầu đưa ra những lời mời thành lập liên minh (coalition) với các thế lực nhỏ hơn ở xung quanh. Khi vào một liên minh thì toàn bộ những lãnh địa đó sẽ tự động bảo vệ nhau, cũng như cùng kéo đi đập chết tươi kẻ nào dám gây chiến. Người chơi nên tự kiếm hoặc chọn vào một liên minh ngay khi có thể, vì bạn không thể sống sót một mình mà không có bạn bè đâu.

Đừng giữ thái độ trung lập không gia nhập liên minh, vì về sau bạn sẽ thấy các thế lực lớn với 6 tới 7 nước quây lại đánh nhau rầm rầm. Người viết đã gặp trường hợp nằm ngay dưới mông Viên Thiệu và sau khoảng 50 turn, hắn đã thành lập một liên minh to đùng với cả đám chư hầu xung quanh, khi khai chiến xảy ra thì số lượng lính mà Viên Thiệu có thể huy động nhiều hơn quân đội của tôi thường là gấp 5 lần, méo hiểu làm sao để thắng được.

Những mẹo hữu ích trong Total War: Three Kingdoms – P.2

Lập ra một liên minh sớm nhất có thể, ít nhất nó sẽ giữ cho bạn có thêm đồng bọn để đánh nhau vào giữa game trước khi có đủ tướng lẫn kinh tế để làm gỏi toàn bản đồ. Đừng để các lãnh chúa lớn như Viên Thiệu, Tào Táo hay Tôn Quyền có thời gian gom đồng minh, vì lúc đó bạn sẽ thấy mình phải đối đầu cùng những lực lượng quá lớn để có thể chống lại. Lãnh địa của một liên minh càng lớn thì bạn sẽ càng khó để phát triển, vì đi một bước là sẽ đụng cả lũ chư hầu trong liên minh đó, làm sao mà mở rộng lãnh thổ được.

Có người cưới được là cưới gấp

Cưới gả trong Total War: Three Kingdoms là một vấn đề rất quan trọng, vì nó là nguồn cung nhân lực cũng như giữ cho đám tướng lĩnh của bạn ổn định trong thời gian dài. Hơn nữa việc cưới hỏi đôi khi còn có thể lôi một tướng mạnh nào đó của kẻ địch về dưới trướng của mình, kể cả khi bạn không kiếm được đối tượng nào ra hồn, thì con dâu/rể mới đó vẫn có thể trở thành vật trung gian để gả đi nếu có dịp (chọn ly hôn và chúng ta lại mới toanh như lúc đầu).

Đừng quan trọng quá chuyện thông hôn với một lãnh chúa dẫn đến việc bạn không thể đánh hắn, tất cả các loại hòa ước đều là giấy lộn nếu chúng ta đủ mạnh. Mọi quan hệ chính trị trong Total War: Three Kingdoms chỉ phục vụ mục đích duy nhất là chiếm thành mở đất, bất kể nó có là thông gia cho con cái mình đi chăng nữa thì xử được cứ xử. Thường sau khoảng 2 tới 3 chục turn thì sẽ chẳng còn ai nhớ mình đã gả con cái cho người nào nữa đâu, hai bên lật mặt thực tế còn nhanh hơn cả lật bánh tráng.

Những mẹo hữu ích trong Total War: Three Kingdoms – P.2

Vậy nên ngay khi con cái của bạn tới tuổi trưởng thành, hãy rà khắp bản đồ để kiếm một mối tốt mà kén dâu/rể ngay lập tức. Bạn cũng có thể kết nạp bất kỳ tướng lĩnh nào vào gia tộc bằng hình thức nhận con nuôi (tốn 4 ngàn tiền), để có người mà gả đi hay lai ra con cháu mới đời sau phòng trường hợp gia tộc của bạn éo chịu sinh ra đứa hậu duệ nào ra hồn.



Đánh giá Total War: Three Kingdoms – Khi người Mỹ làm game Tam Quốc
Với việc chuyển hướng sang đề tài Tam Quốc Chí, Total War: Three Kingdoms đang được đánh giá là tựa game thành công nhất trong toàn bộ seri Total War.

Lương thực quan trọng như tiền

Có 2 thứ tài nguyên quan trọng nhất trong Total War: Three Kingdoms là vàng và lương thực, thường thì người chơi chỉ quan tâm tới vàng vì nó là thứ dùng để xây nhà, mua lính, trả lương cũng như ti tỉ chức năng khác. Nhưng lương thực cũng quan trọng không kém, vì mặc dù không biểu hiện trực tiếp như vàng, nhưng lương thực là thứ giúp vương quốc của bạn phát triển.

Lương thực giúp tăng tốc độ lên dân số (càng đông dân càng nhiều thuế), giữ cho Public Order ổn định tránh nổi loạn, cung cấp quân lương cho binh lính khi hành quân và quan trọng nhất là để trao đổi. Về cơ bản thì lương thực cũng quan trọng hệt như tiền, bạn có thể dùng nó làm vật đưa lên bàn đàm phán nếu cần, hãy để ý biểu tượng bát cơm trên hình các lãnh chúa khác, nếu nó ở mức Poor thì chúng ta có thể lợi dụng được đấy.

Những mẹo hữu ích trong Total War: Three Kingdoms – P.2

Bạn có thể bán lương thực cho những ai cần trong Total War: Three Kingdoms, dùng nó để đàm phán đình chiến hay tăng thiện cảm với những lãnh chúa khác. Trừ những thể loại giàu nứt tường như Viên Thiệu hay Tôn Quyền, thì không ai lại chê lương thực cả, nhất là những lãnh địa nhỏ nằm kẹp giữa mấy ông lớn. Bằng cách trao đổi lương thực thừa, bạn sẽ thu lại kha khá vàng hoặc quyền lợi mà không phải bỏ xu nào, chỉ nhớ là đừng tiêu quá số lượng mình hiện có là được.

Hiểu rõ chức năng của kị binh

Khác với các đơn vị bình thường như cung thủ, giáo hay lính sử dụng kiếm và khiên, kị binh trong Total War: Three Kingdoms có cơ chế phức tạp hơn nhiều. Ở tựa game này kị binh được phân ra làm 2 loại chính là kị binh xung phong (shock cavalry) và kị binh cận chiến (melee cavalry), điểm khác biệt của chúng nằm ở vũ khí khi Shock cavalry sử dụng giáo dài còn Mele cavalry dùng kiếm và khiên.

Như tên gọi thì Shock cavalry mạnh nhất khi xung phong và tông vào kẻ địch nhưng sát thương cận chiến yếu, còn Mele ngược lại khả năng xung phong kém bù lại có thể chiến đấu cận chiến tốt vì có khiên và vũ khi tầm gần. Tất nhiên là kị bịnh nào mà bạn đâm đầu vào đám lính giáo đang dàn hàng thì cũng chết cả thôi, nhưng trong trường hợp đột kích từ cánh hoặc đằng sau thì một đợt charge của Shock cavalry là đủ giết phân nữa đội hình đối thủ, điều mà Melee cavalry không làm được.

Những mẹo hữu ích trong Total War: Three Kingdoms – P.2

Một đội quân nên cân bằng giữa Shock và Melee cavalry, vì bạn sẽ cần đột kích hoặc chiến đấu để quây lính địch từ phía sau. Một điều nữa là các loại kị binh nặng (Heavy cavalry) chỉ thực sự mạnh khi được bao bọc kỹ, vì chúng chạy vô cùng chậm và rất dễ xuống sức. Kị binh nặng không bao giờ được tung vào đầu trận mà nên giấu cho tới khi lính hai bên lao vào nhau, vì bất kể là Shock hay Mele cavalry, đám xe tăng này cũng đủ sức cày nát mọi thứ nếu chúng lao vào từ bên hông hay đằng sau.