Với sự phát triển của nhanh chóng của công nghệ, yêu cầu cho một loại thiết bị có khả năng lưu trữ với tốc độ truy xuất cao và kích thước nhỏ đã bùng lên trong suốt thập niên qua. Khi ổ đĩa SSD lần đầu tiên được giới thiệu trước toàn công chúng, nó đã cho thấy tiềm năng vượt ngoài sự mong đợi của rất nhiều người dùng. Và kể từ đó đến nay, SSD dường như đã trở thành một bộ lưu trữ không thể thiếu với dung lượng ngày một lớn và giá cả lại rất phải chăng.
Trong 2 năm trở lại đây, máy tính của tôi luôn sở hữu hai ổ cứng SSD được nâng dung lượng theo thời gian. Tôi cũng đảm bảo chiếc laptop của mình được trang bị SSD để phục vụ cho công việc và cả giải trí. Nhìn lại những chiếc SSD đó, tôi nhớ nhiều năm về trước, khi SSD vốn còn chưa có nhiều công nghệ tiên tiến với dung lượng thấp và giá thành gần 3 đô la trên từng GB, thì đó lại là lý do khiến nhiều người vẫn trung thành với ổ HDD truyền thống để lưu trữ và sao lưu dữ liệu.
Hiện tại, tôi vẫn không thể phủ nhận vai trò của những ổ HDD truyền thống. Những trung tâm dữ liệu và cơ sở sao lưu đám mây như Backblaze vẫn phụ thuộc vào dòng ổ cứng đó vì chi phí cho mỗi GB hấp dẫn hơn rất nhiều so với bộ nhớ flash. Ngay cả khi sử dụng với mục đích lưu trữ thông thường hay sử dụng như một bộ lưu trữ mạng (NAS), HDD vẫn là một lựa chọn rất tốt mà chúng ta không nên bỏ qua. Nhưng nếu nhìn vào sự phát triển của SSD, có thể thấy rằng, từ một sản phẩm cao cấp, dòng ổ cứng này nay đã phổ biến hơn và luôn có mặt trong rất nhiều PC và laptop.
Vài năm về trước, SSD thực sự gặp phải nhiều rào cản về công nghệ và giá cả để có thể tiến ra thị trường. Những chiếc SSD ngày nay đều có chung một nguyên mẫu đến từ một ổ SD 2.5 inch chuẩn PATA chỉ vỏn vẹn 32GB của Samsung nhưng lại có giá lên đến 700 đô la, một khoản tiền không hề nhỏ. Mặc dù nhiều hãng công nghệ sau đó đã bắt đầu nghiên cứu để tạo ra những công nghệ mới cho SSD, bản thân ổ cứng này phải mất một khoảng thời gian để có thể được nhìn nhận nghiêm túc hơn. Một báo cáo vào năm 2013 cho hay, chỉ có 6% lượng SSD bán ra so với tổng số HDD trên toàn thế giới, với con số thực tế là 31 triệu so với 475 triệu. Thế nhưng chỉ vài năm sau, cục diện cạnh tranh đã thay đổi hoàn toàn và SSD được dự đoán có thể "vượt mặt" HDD vào năm 2021.
Ở thời điểm manh nha của SSD, mức giá cho mỗi GB lưu trữ lên đến 3 đô la. Tuy nhiên, giá cả cũng chưa phải là yếu tố duy nhất vào thời điểm đó. Với mức giá dưới 100 đô la, chúng ta có hai đại diện đến từ Kingston là SSDNow V 30GB và OCZ Onyx 32 GB, rẻ hơn nhiều so với X25-V 40GB của Intel. Tốc độ đọc/ghi của những chiếc SSD thời đấy rơi vào khoảng 125MB/s và 70MB/s, kha khá giống một chiếc USB ngày nay. Những chiếc SSD đó ban đầu được cộng đồng ca ngợi vì có mức giá tương đối vừa túi. Tuy nhiên khi việc cài Windows 7 trở nên vừa vặn trong một SSD 32GB và cũng vì giá thành cho mức 64GB hay cao hơn sẽ rất đắt đó, người dùng lại quay về với cách thức lưu trữ truyền thống. Chỉ có một số ít người dám trả tiền cho một SSD có dung lượng lớn hơn.
Bạn chắc hẳn sẽ không nghĩ rằng, một ổ cứng 240GB ở năm 2010 đó lại có mức giá lên đến 640 đô chứ?. Quả thực, đó là một con số làm chùn bước người dùng bởi nó thực sự không hề nhỏ. Nhưng may thay, với sự phát triển của công nghệ, khi rất nhiều nhà sản xuất đầu tư nhiều hơn vào SSD, giá thành trên mỗi GB của SSD tụt xuống chỉ còn chưa quá 0.3 đô la vào năm 2015. Lúc này, người dùng không còn quá quan tâm vào những mức dung lượng nhỏ như 64GB hay 80GB, họ thậm chí còn đòi hỏi nhiều hơn thế nhằm phục vụ cho nhu cầu gaming của mình. Do vậy, mà các ổ 120GB, 240GB thậm chí 500GB và 1TB cũng chính thức ra mắt. Và số tiền mà bạn mua SSD 240GB mà tôi đã nói ở trên, thì đã có thể mua được một ổ 1TB vào năm 2015 rồi đấy.
Kể từ lúc đó, một cuộc chạy đua sản xuất ra các SSD dựa trên các flash NAND đã bùng nổ và tiếp tục khiến giá SSD không ngừng hạ nhiệt. Cho đến khi mà một dòng ổ cứng mới sử dụng chuẩn SATA 6Gbps được cho là hoàn toàn phù hợp với nhu cầu chơi game, giá cho một 1TB Crucial MX500 chỉ vỏn vẹn là 100 đô, thậm chí còn có nơi chỉ 80 đô. Tất nhiên, rẻ không có nghĩa là "không tốt", thậm chí, chính cái sự "rẻ" của SSD lại tạo đà cho các công nghệ sản xuất chip nhớ flash phát triển nhanh và còn xa hơn thế nữa. Ngày nay, với khả năng truy xuất dự liệu nhanh đến thần kì của mình, một SSD đã cải thiện được rất nhiều điều còn kẹt lại ở HDD, như thời gian khởi động, khả năng phản hồi, truy xuất và di chuyển tập tin và thời gian chờ tải của trò chơi cũng đã thay đổi rất nhiều. Thậm chí, đến cả các bộ console cũng đều lựa chọn SSD vì những lợi ích đến.
Khi đã nói quá nhiều về SSD, tôi tự hỏi, liệu có một ngày mà HDD sẽ bị "khai tử" như những chiếc đĩa mềm trong vòng 10 năm nữa hay không. Tất nhiên câu hỏi này chỉ có thể được trả lời vào năm 2030, nhưng ở hiện tại, HDD vẫn là một bộ lưu trữ không thể trong máy tính cá nhân của bất kì ai.