Chúng ta gọi hình tượng Geralt mà tác giả Andrzej Sapkowski và CD Projekt Red đã xây dựng là gì? Dân thường trong game gọi anh ta là “Witcher.” Những nhân vật máu mặt biết đến anh gọi một cách trang trọng hơn là “Geralt xứ Rivia.” Số khác dùng cái tên kết hợp giữa trường phái witcher mà anh theo học với màu da + tóc của anh chàng: “Sói Trắng.”
Còn game thủ chúng ta gọi Geralt là “phịch thủ.”
Nếu có chơi qua The Witcher, tất cả game thủ đều biết được nguồn gốc của danh hiệu này. Công việc của một witcher như Geralt cực kỳ nặng nề và gian khổ, bởi họ không chỉ phải đối đầu với những trò quỷ thuật, bùa chú của lũ quái vật kỳ bí, mà đôi khi còn phải ứng phó với những trò ma mãnh của con người. Có thể nói rằng các witcher như Geralt xứ Rivia luôn đeo đầu của mình trên lưng quần, vậy nên không có gì lạ khi chàng witcher muốn “đổi gió” và tìm cách đưa đầu mình xuống… dưới váy các nhân vật nữ trong game.
Từ thuần túy fan service trong Witcher 1
Nếu phải so sánh, có lẽ Geralt cũng tương đương với James, gã trai thích uống Martini lắc không khuấy có cái tật xấu thích nói tên mình một nửa rồi lại phải bổ sung trong phim ảnh. Dù không đến mức “lãng tử sát gái” như James hay lầy lội ma lanh như chú đuôi sam họ Vi, Geralt có hàng loạt mối tình từ ngắn ngủi đến lâu dài, từ cô hầu bàn bình thường đến công chúa cao sang, chưa tính đến những nàng kỹ nữ mà bạn có thể tìm được ở rất nhiều nơi. Chưa hết, bất kỳ người phụ nữ nào bị anh chàng lột sạch đều sẽ tưởng thưởng cho game thủ một bức tranh (game gọi là Romance Card), điều mà rất nhiều game thủ xem là một trong những chiến lợi phẩm đắt giá nhất của game, thậm chí còn có phần hơn những Trophy lấy từ lũ quái vật mà Geralt phải trầy da tróc vảy để đánh hạ.
Tuy nhiên, ngoài những Romance Card và một vài khung hình ngắn mà CD Projekt Red tạo ra nhằm làm cho cảnh “lãng mạn” trong The Witcher 1 không đến nỗi quá ngắn, đại đa số trong khoảng 30 nhân vật nữ trong The Witcher 1 mà phịch thủ Geralt có thể phát sinh mối quan hệ cực kỳ gần gũi đến mức khoảng cách thành… số âm đều không đóng vai trò gì quan trong trong game. Nếu có đọc loạt bài “Nguồn gốc của game: The Witcher” cũng do Mọt tui thực hiện, bạn sẽ biết rằng trong The Witcher 1, fan service là một yếu tố quan trọng trong chiến thuật làm game của CD Projekt Red vào thời kỳ này. Nó quan trọng đến mức dù họ muốn làm ra một tựa game bám sát nguyên tác nhất có thể, Triss Merigold cũng đã phải vạch áo khoe ngực dù trong tiểu thuyết, cô nàng luôn ăn mặc kín đáo vì có một vết sẹo trên ngực mình.
Bởi mục tiêu phục vụ cho game thủ, CD Projekt Red tạo ra thật nhiều nhân vật nữ và các cảnh “lãng mạn” cho game thủ khám phá trong The Witcher. Ngoài những nhân vật quan trọng như Triss hay Shani có nhiều hơn một cảnh, nhiều nhân vật trong số này thậm chí chỉ có danh hiệu, chẳng hạn “dân làng” “bán tinh linh” “phụ nữ quý tộc” hay “cô nàng tóc xanh,” số ít may mắn hơn được đặt tên nhờ vai trò quan trọng hon đôi chút, chẳng hạn Vesna Hood hay Rozalind Pankiera. Đa số họ đều có thể bị Geralt chinh phục bằng vài đóa hoa hay một chiếc nhẫn (làm Mọt ghen tị vãi), hoặc hiếm hoi hơn là thịt tươi (công chúa Adda), ơn tha mạng (Queen of the Night) hoặc đơn giản là… tiền. Geralt bị gọi là phịch thủ quả không oan.
Thêm đất diễn trong The Witcher 2
Dù chỉ là một dạng “chiến lợi phẩm” trong The Witcher 1, sự tồn tại của các cảnh lãng mạn và Romance Card đã tạo ra đề tài cho game thủ. Họ tìm hiểu phương thức sở hữu từng card, bàn tán với nhau trên diễn đàn và chia sẻ qua các mạng xã hội. Mọt nghĩ rằng điều này cho CD Projekt Red thấy rằng fan service cũng có thể trở thành một phần quan trọng trong gameplay: khi một ai đó bỏ mất cơ hội nhận Romance Card của Vesna Hood, họ có thể sẽ trở lại chơi game thêm một lần để hoàn tất nhiệm vụ này, hoặc rút kinh nghiệm từ đó để không bỏ lỡ những Romance Card sau.
Có lẽ chính nhờ nhận định này, CD Projekt Red quyết định phát triển các mối quan hệ tình cảm của Geralt thành nội dung quan trọng hơn trong những bản game sau. Họ đã có sẵn kinh nghiệm khi thực hiện các tình tiết lãng mạn và các cảnh 18+ cho Shani và Triss (dù 2 nhân vật này vẫn bị đẩy vào nhóm “chiến lợi phẩm cần sưu tập”) nên trong hai tựa game nối nghiệp, CD Projekt Red chỉ cần nâng cấp phần kịch bản, diễn xuất và động tác của các nhân vật lên cho xứng tầm vóc một tựa game AAA.
The Witcher 2: Assassin of Kings thể hiện bước tiến của CD Projekt Red trong việc nâng cấp “bạn chịch” của Geralt thành “bạn tình.” Nhiều cuộc hội ngộ với nhân vật nữ của Geralt vẫn đem lại những phần thưởng là cảnh nóng sau một loạt nhiệm vụ phụ không mấy quan trọng, nhưng đôi khi bạn sẽ bắt gặp những tình huống đáng nhớ, chẳng hạn lời cảm ơn của nàng Elf Mottle hay cách mà cô Succubus ẩn náu trong một hang động gần Vergen “thanh toán” ân huệ của Geralt. Một số nhân vật khác được trao những vai trò quan trọng hơn đôi chút trong nội dung game, chẳng hạn cảnh nóng với Cynthia hay Ves là phần thưởng bạn nhận được sau khi hoàn thành chuỗi nhiệm vụ của họ.
Nhưng tất cả các tình huống trên đều chỉ là “khai vị” cho món chính giữa Triss với Geralt. The Witcher 2 đem lại cho game thủ cơ hội để thiết lập một mối quan hệ lâu dài, chín chắn với nàng phù thủy tóc đỏ mà Geralt đã gặp mặt nhiều năm trước đây, trong khi tất cả các nhân vật khác đều chỉ là kẻ bên lề (Yennefer không xuất hiện vì Geralt vẫn còn chưa nhớ ra cô nàng). Dĩ nhiên là trong The Witcher 2, Geralt vẫn không thể dứt khỏi hình tượng “phịch thủ” vì những tình huống lãng mạn khác mà CD Projekt Red đã sắp đặt trong suốt quá trình chơi, khiến tuyến nội dung tình cảm mà Geralt dành cho Triss có phần “loãng” đi theo sự xuất hiện của từng nhân vật nữ mới. Mọt biết ở đây mình nói nghe hơi giống “đái dầm đổ tại chim,” nhưng thôi kệ nó!
Đến sự chín chắn trong The Witcher 3
Sự cải thiện trong các mối quan hệ tình cảm thể hiện rõ rệt nhất trong The Witcher 3, khi “bạn tình” chuyển thành “bạn đời” tùy theo lựa chọn của game thủ. Giờ đây khi Geralt đã tìm lại được trí nhớ của mình, nàng phù thủy tóc đen Yennefer xuất hiện để đem lại cho game thủ thêm lựa chọn mới ngoài Triss. Trọng tâm của game là mối quan hệ tình cảm giữa Geralt với Triss và Yennefer. Thật ra game thủ cũng chẳng còn quan tâm đến các thẻ bài vô dụng này, mà thay vào đó họ tìm cách… cưa cả hai nàng bởi giờ đây Triss trông rực lửa hơn hẳn so với thời The Witcher 1, còn Yennefer cũng chẳng kém cạnh. Công sức của những game thủ này sẽ được tưởng thưởng một cách xứng đáng khi cả hai cô nàng cùng đồng ý “3P”, nhưng kết cục như thế nào thì hẳn Mọt không cần phải nói lại.
Dĩ nhiên điều này không có nghĩa là Geralt từ bỏ lối sống cũ của mình. Anh chàng vẫn có thể phát sinh những lần tiếp xúc khoảng cách
Tóm lại, trong The Witcher 1, các nhân vật nữ là công cụ để CD Projekt Red thể hiện mức độ trăng hoa của Geralt, cũng như Bond Girl là công cụ cho các tác giả kịch bản thể hiện tài sát gái của chàng James. Trong The Witcher 2, các cảnh nóng được cải thiện hơn khi CD Projekt Red cố gắng tập trung vào Triss Merrigold, nhưng cách mà họ thực hiện cảnh với những nhân vật phụ khiến mối tình giữa Geralt với Triss loãng đi đôi chút. Phải đến The Witcher 3, Geralt mới có thể giũ bỏ lớp áo “phịch thủ” (dù vẫn phịch dạo như thường) bởi CD Projekt Red thành công trong việc xây dựng nên những tình tiết mở rộng vai trò của Triss và Yennefer. Điều này tạo tiền đề cho một kết cục hợp lý và tốt đẹp trong bản mở rộng Blood & Wine, khi CD Projekt Red thắt tất cả các tình tiết đó vào một quyết định sau cùng, đưa Geralt lui về cuộc sống điền viên cùng người tình của mình dù đó là ai đi nữa.
Mọt đùa thôi, người đó chỉ có thể là Yennefer.