Chán tên truyền thống, phụ huynh Nhật Bản đua nhau đặt tên con là 'Nike, Naruto, Pikachu'...

Các nhà nghiên cứu khá ủng hộ xu hướng đặt tên độc đáo này vì nó có thể thúc đẩy chủ nghĩa cá nhân ở "đất nước mặt trời mọc". 

Các nhà nghiên cứu khá ủng hộ xu hướng đặt tên độc đáo này vì nó có thể thúc đẩy chủ nghĩa cá nhân ở “đất nước mặt trời mọc”. 

TIN LIÊN QUAN

Một nghiên cứu mới đây được thực hiện về xu hướng đặt tên cho thấy các bậc phụ huynh Nhật Bản đang ngày càng muốn đặt cho con mình những cái tên độc đáo và cá tính. Sự thay đổi trong cách đặt tên cũng có thể được xem là dấu hiệu của những chuyển biến lớn trong xã hội Nhật Bản.

Đối với các thế hệ cha mẹ trước đây ở đất nước “mặt trời mọc”, quy tắc đặt tên cho trẻ sơ sinh thường hướng đến sự an toàn. Tuy nhiên, một nghiên cứu về xu hướng đặt tên cho con cái đã tiết lộ rằng xu hướng đặt tên “kì lạ” cho trẻ sơ sinh đang ngày càng gia tăng.

Các quy tắc đặt tên cũ hướng đến sự an toàn của trẻ em.

Kết quả của nghiên cứu này đã được xuất bản trong một ấn phẩm gần đây của tạp chí học thuật “Nghiên cứu hiện tại về tâm lý sinh thái và xã hội”, dựa trên khảo sát về xu hướng đặt tên trên khắp đất nước Nhật Bản từ năm 1979 đến năm 2018.

Trong những năm đầu nghiên cứu diễn ra, tên phổ biến nhất đối với bé trai là Daisuke, trong khi đối với bé gái là Tomoko. Các ký tự kanji thường được đọc là Ren cho bé trai và Yuzuki cho bé gái.

Từ năm 1980 trở đi, xu hướng đặt tên bắt đầu được cá nhân hóa và ngày càng độc đáo trong suốt 40 năm tiếp theo. Điều đó chứng minh văn hóa Nhật Bản cũng đang ngày càng hướng đến tính duy nhất và độc lập, thay vì phù hợp và phụ thuộc như trước đây. Và nó cũng bao gồm những cái tên nổi bật giữa đám đông.

Dần dần các ông bố, bà mẹ Nhật Bản muốn con mình trở lên “độc nhất” và nổi bật. 

Các nhà nghiên cứu sau đó cũng chỉ ra một số lý do khiến sự thay đổi này đang dần được chấp nhận nhiều hơn, chẳng hạn như sự giàu có về kinh tế, đô thị hóa, sự di chuyển trong xã hội và sự lên ngôi của chủ nghĩa cá nhân.

“Một cái tên độc đáo sẽ nhận được nhiều sự chú ý hơn từ mọi người, điều này có thể làm tăng khả năng tên đó được ghi nhớ, Yuji Ogihara, trợ lý giáo sư tại Đại học Khoa học Tokyo cho biết.

Xu hướng này đạt đến đỉnh điểm vào năm 1994, khi Shigeru Sato và người vợ tên Ayako, đã đăng ký tên con trai đầu lòng với chính quyền thành phố quận Akishima của Tokyo  là “Akuma”. Cái tên này được dịch là “Ác quỷ” và Sato nói với các phóng viên rằng anh ấy chọn nó vì “Sẽ chỉ có một người Nhật có cái tên này. Nếu nghe một lần chắc chắn bạn sẽ không bao giờ quên. Đó là cái tên tốt nhất có thể. ”

Thành phố ban đầu chấp nhận, nhưng các quan chức cấp cao sau đó đã thay đổi ý kiến vì lo ngại rằng đứa trẻ sẽ bị bắt nạt. Có lẽ các bậc phụ huynh đã “lạm dụng quyền đặt tên cho con cái”. Vụ việc được đưa ra tòa và gia đình sau đó đồng ý thay đổi tên của cậu bé với các ký tự kanji khác, nhưng có cùng cách đọc phiên âm, nghĩa là đứa trẻ vẫn tên “Akuma”. Sato cũng khẳng định anh đã lên kế hoạch đặt tên cho bất kỳ cậu con trai nào khác trong tương lai là “Teio”, nghĩa là hoàng đế, và sẽ chọn “một cái tên bình thường, dễ thương” cho con gái.

Ngày càng có nhiều cái tên lạ như “Nike”, “Pudding”, “Naruto”… được sử dụng. 

Điều đặc biệt hơn cả là đến cuối thập kỷ này, truyền thông Nhật Bản bắt đầu đưa tin về sự xuất hiện của hiện tượng “tên kirakira”, có nghĩa là những cái tên tỏa sáng/ lấp lánh. Có thể kể đến như “Nsaiki” – phát âm giống với thương hiệu đồ thể thao nổi tiếng Nike, “Purin” – giống bánh pudding, hay “Lovely”, “Prince” và thậm chí là cả “Pikachu”, “Naruto” và “Kitty”.

Trong khi nhiều người bị ảnh hưởng bởi các nhân vật “manga” và chương trình truyền hình, những người khác lại thích phát âm tiếng Nhật của tên phương Tây, chẳng hạn như “Masshyu” cho Matthew, “Makkusu” cho Max hoặc “Errin” thay vì Ellen.