God of War 2018 đã mở ra cho người hâm mộ một cái nhìn hoàn toàn mới về thế giới của Chiến Thần. Trong thế giới ấy, không ít những bí mật đã được ẩn giấu để gợi mở cho những phần tiếp theo của series huyền thoại vừa được hồi sinh này. Lưu ý: Có spoil, cân nhắc trước khi đọc.
Atreus là Loki Đúng vậy. Nếu như bạn đã chơi đến phút cuối cùng của game, thì một trong những bí mật khiến bạn “rợn người” nhất, có lẽ là cái tên mà Faye, vợ của Kratos, định đặt cho con trai của mình. Dù sau này, theo ý của Kratos, Atreus đã được đặt tên là…Atreus, nhưng không còn nghi ngờ gì nữa, con trai của Chiến Thần Sparta sẽ đóng vai trò của Thần Nói Dối Loki trong thần thoại Bắc Âu.
Ngoài cái tên “suýt được đặt”, Atreus còn có một mối liên hệ khác với Loki mà không ít người chơi tinh ý đã nhận ra, đó là mối liên hệ của cậu bé với World Serpent (Con Rắn Thế Giới). World Serpent tỏ ra đã quen biết với cậu bé từ lâu, trong khi cả hai mới gặp lần đầu. Trong thần thoại Bắc Âu, World Serpent, hay còn gọi là Jörmungandr, kỳ thực chính là một trong ba đứa con của chính Loki. Hai đứa con khác của Loki là Fenrir (Con Sói cắn chết Odin trong Ragnarok) và Hel (Nữ chúa của Địa Ngục) cũng đóng vai trò rất quan trọng trong ngày tận thế của thần thoại BẮc Âu. Rất có thể, trong các phần tiếp theo, Atreus sẽ có cơ hội gặp được 2 nhân vật này. Cơn thịnh nộ của Freya Freya là Nữ Thần Sắc Đẹp của thần thoại Bắc Âu, và là Nữ hoàng của các vị thần (vợ Odin) trong game. Freya đồng thời cũng là người đã giúp đỡ của Kratos và Atreus rất nhiều trong chuyến hành trình của họ. Tuy nhiên, Freya đang vô cùng giận dữ, khi tận mắt chứng kiến cảnh Kratos giết chết con trai mình là Baldur. Dù rằng Kratos làm vậy để bảo vệ chính Freya khi Baldur muốn giết chết cô ta, nhưng tình thương của người mẹ luôn luôn vượt qua lý trí. Không sớm thì muộn, Kratos sẽ phải đối diện với sự báo thù của Freya.
Ngoài ra, cho những người không am hiểu thần thoại Bắc Âu, thì Baldur là Thần Ánh Sáng và là vị thần được yêu mến nhất trong mọi vị thần. Theo lời tiên đoán, cái chết của Baldur đồng thời cũng là dấu hiệu cho sự bắt đầu của Ragnarok – Ngày tận thế của các vị thần Bắc Âu. Chúa tể của các vị Thần Odin Dù không thực sự xuất hiện, nhưng nếu chú ý theo dõi những lời kể của Mimir khi xuôi dòng trên Lake of Nine, game thủ sẽ cảm nhận được sự tồn tại của Odin xuyên suốt trò chơi. Trong God of War, Odin được miêu tả như một kẻ cai trị bạo tàn, người luôn ham muốn quyền lực và sẵn sàng tiêu diệt bất cứ kẻ nào dám ngáng đường. Cùng với con trai của mình là Thor, ông ta gần như đã tiêu diệt toàn bộ loài khổng lồ tại Midgard. Thậm chí, khi họ tháo chạy đến Jotunheim, cuộc diệt chủng vẫn không dừng lại, và người chơi có thể chứng kiến vô số xác chết khổng lồ khi đến thăm nơi này vào cuối game.
Tất nhiên, có thể vẫn có vài cá thể khổng lồ còn sót lại, và Kratos cùng Atreus sẽ tìm đến họ một ngày nào đó. Phải biết, Faye, vợ Kratos, chính là ‘Người Bảo Vệ’ của chủng tộc này, và Atreus là một đứa bé Bán Thần – Bán Cự Nhân. Hiển nhiên, cuộc đối đầu giữa Odin và Kratos cũng như Atreus là không thể tránh khỏi, và gã Chiến Thần Sparta đang đứng trước cơ hội được “nghiền nát” một vị Chúa Tể Chúng Thần khác, bên cạnh Zeus cha mình. Ragnarok đang đến
Ragnarok, ngày tận thế của thần thoại Bắc Âu, đang tiến đến rất gần. Như đã nói ở trên, trong thần thoại, Ragnarok được bắt đầu sau cái chết của Baldur. Còn trong game, sau khi người chơi tự tay giết chết gã, Mimir sẽ báo hiệu cho Kratos về việc một mùa đông dài sẽ tới, và ngay sau đó, chính là Ragnarok. Kratos vs Thor
Trong cái kết “tương đối ẩn” của God of War, người chơi sẽ “được” đối diện với Thor – Vị Thần Sấm đã quá quen thuộc với chúng ta nhờ vào các bộ phim của Marvel. Tất nhiên, trong game, vị Thần này dường như sẽ thuộc phe phản diện, và bản thân Kratos cũng đã giết chết 2 người con trai của Thor trong phần trước của game. Hiển nhiên, một trận chiến giữa Kratos và Thor là không thể tránh khỏi, và nó có lẽ sẽ diễn ra rất sớm thôi nếu như game ra phần tiếp theo hoặc DLC. Những thần thoại khác như Celtic, Nhật Bản hay Ai Cập Tại mái vòm của Tyr, Kratos và Atreus sẽ tìm thấy một bức vẽ trên tường với 4 biểu tượng cực kỳ “gợi mở”. Ở góc trên bên phải, bạn sẽ thấy biểu tượng Omega, hay còn được biết tới như biểu tượng của Thần Chiến Tranh Hy Lạp mà chúng ta đã chơi qua. Ở góc trên bên trái, đó là con mắt của Horus – Thần Bầu Trời của thần thoại Ai Cập, biểu tượng mà những ai từng chơi qua Assassin’s Creed Origins hẳn cũng sẽ nhận ra một cách dễ dàng.
Ít được biết đến hơn là 2 biểu tượng phía dưới. Ở bên trái, đó là dấu hiệu của Thần Chiến Tranh Nhật Bản Hachiman. Còn ở bên phải, là biểu tượng Triskelion của thần thoại Celtic. Đây phải chăng là những dấu hiệu để gợi mở ra tương lai mà Kratos sẽ chu du đến Celtic, Ai Cập hay Nhật Bản? Không biết các nhà làm game của God of War có thực sự muốn biến ‘giấc mơ’ này thành hiện thực hay không, nhưng người hâm mộ của game thì hẳn nhiên là đang rất ngóng chờ. Những nơi chúng ta chưa thể đến
Nằm ở trung tâm World Tree là chiếc sa bàn cho phép người chơi du hành đến khá nhiều địa điểm trên thế giới như Muspelheim hay Niflheim. Bên cạnh đó, người chơi cũng sẽ nhìn thấy khá nhiều các địa điểm khác mà mình chưa thể ‘dịch chuyển’ tới được. Những địa điểm này đồng thời cũng mở ra những khả năng về các phần tiếp theo của God of War.