Vốn là một quốc gia khá nghiêm ngặt trong vấn đề chơi game, Trung Quốc đã ra rất nhiều luật và yêu cầu khắt khe về việc kiềm chế thời gian chơi game và độ tuổi tiếp cận game để tránh nghiện ở giới trẻ. Điển hình trong đó là việc game thủ phải thông qua khai báo tài khoản và NPH cũng tích hợp các phần mềm giới hạn thời gian chơi trong các tựa game của mình.
Đối tượng mà bộ luật nhắm vào là trẻ vị thành niên dưới 18 tuổi. Các đối tượng này phải đăng ký tài khoản trò chơi trực tuyến bằng tên và nhân dạng thật của mình. Thời gian chơi game cũng được kiểm soát cụ thể:
- Chơi game trong khoảng thời gian từ 10 giờ tối đến 8 giờ sáng hôm sau.
- Không được chơi quá 90 phút vào các ngày trong tuần.
- Không chơi game quá 3 giờ vào các ngày cuối tuần hoặc ngày lễ.
Ngoài các công cụ kiểm soát thời gian sử dụng trước màn hình, một biện pháp bổ sung cũng được quy định thêm.
Có thể bạn muốn xem: Thanh niên bị gông cổ vì đe dọa chính quyền tỉnh do ban bố sắc lệnh hạn chế chơi game
Người chơi sẽ có giới hạn trong việc chi tiêu trong game ở mức 28 – 57 USD (từ 600 – 1,2 triệu VNĐ), tùy thuộc vào độ tuổi của người chơi. Các giới hạn này là nỗ lực mới nhất của chính phủ Trung Quốc nhằm kiềm chế thói tiêu pha cùng những hệ lụy do game gây ra.
Dù vậy, trẻ em Trung Quốc cũng đã tìm ra cách sống chung với lũ, và thay vì nghiêm túc chấp hành, chúng đã lợi dụng những lỗ hổng kỹ thuật để tạo ra những thông tin giả mạo nhằm đăng ký tài khoản người lớn hoặc dùng tài khoản người thân để qua mặt.
Để tạo tài khoản chơi game, người dùng bắt buộc phải nhập thông tin thật của bản thân vào. Chính vì vậy, các dịch vụ cung cấp thông tin ảo như Taobao hay XianYu mọc lên khắp nơi trên mạng. Chưa dừng lại ở đó, vào năm 2019, Hiệp Hội người tiêu dùng Trung Quốc phát hiện có khoảng 17/50 tựa game không đảm bảo đúng quy trình tạo tài khoản.
Một vấn đề nan giải nữa là việc game thủ nhí thường xuyên lấy trộm tiền tiết kiệm của cha mẹ để nạp vào game. Chúng tạo tài khoản bằng tên của phụ huynh mình, sau đó lén lút quét mặt họ khi đang ngủ để thoải mái đăng nhập vào game. Thậm chí, một số còn nhờ người khác giả vờ gọi điện hỏi cha mẹ chúng để lấy giọng nói, sau đó sử dụng chúng để kích hoạt bảo mật bằng âm thanh.
Hiện Tencent cũng như các hãng game khác đang cố gắng phát triển hệ thống xác minh người dùng an ninh nhất có thể. Thế với sự sáng tạo không cần thiết đó, lũ trẻ vẫn sẽ tìm ra cách để “lách luật” thôi.