Mới đây, TikTok đã bị hai cựu nhân viên kiểm duyệt nội dung đệ đơn kiện vì là nguyên nhân khiến họ bị sang chấn tâm lý do phải tiếp xúc với quá nhiều nội dung độc hại.
Vừa qua TikTok đã bị hai cựu nhân viên từng làm ở vị trí kiểm duyệt nội dung của công ty này làm đơn kiện. Trong đơn, 2 nhân viên này cáo buộc công ty cũ đã không hỗ trợ họ đầy đủ khi còn làm việc, đặc biệt là họ phải chịu đựng những video phản cảm, nội dung dung tục khi kiểm duyệt trên nền tảng này. Hai người đệ đơn là Ashlet Velez và Reece Young đều đã làm kiểm duyệt viên cho Tiktok theo hợp đồng thông qua các công ty thứ 3, là công ty công nghệ Canada Telus International và Công ty Atrium có trụ sở tại New York.
Không chỉ dừng lại ở đó, hai cựu nhân viên này còn đang chung sức chuẩn bị một cuộc khởi kiện tập thể để những đồng nghiệp như họ, cũng bị các video tác động tiêu cực trong khi làm việc có thể tham gia kiện. Được biết, đơn kiện cáo buộc rằng TikTok và ByteDance đã vi phạm luật lao động của California bởi họ đã không cũng cấp đủ cho 2 nhân viên này những hỗ trợ về sức khỏe tâm lý đầy đủ mặc dù trong quá trình làm việc có những rủi ro về tinh thân do “các hoạt động nguy hiểm bất thường. Trong đơn kiện cũng cho biết rằng công ty yêu cầu các nhân viên kiểm duyệt nội dung xem một khối lượng lớn các nội dung đồi trụy khiến nhân viên ở đây ám ảnh, ảnh hưởng đến tâm lý.
Đây không phải là vấn đề của riêng kiểm duyệt viên nào, nó cũng khiến cho người dùng TikTok cảm thấy nhức nhối. không nói đâu xa, ngay tại Việt Nam cũng đầy rẫy những video có nội dung “không sạch”, phản cảm. Cách đây không lâu, cộng động mạng đã vô cùng phẫn nộ và bức xúc với một video trên Tiktok với nội dung đồi trụy. Đồi trụy ở đây là đồi trụy cả về nội dung, hình ảnh, mô tả và những ngôn từ được người quay phát ngôn vô cùng dung tục, bệnh hoạn, thậm chí là bất chấp cả luân thường đạo lý. Tác giả và người đăng tải video này là một nam thanh niên đang còn khá trẻ tuổi.
Tuy nhiên, đây không phải lần đầu tiên TikTok vướng phải lùm xùm kiện tụng. Trước đó, cũng đã có một nhân viên kiểm duyệt nội dung của bên thứ ba có tên Candie Frazie – làm việc tại Telus có hợp tác với Tiktok cũng đệ đơn kiện. Fraser cho biết: “Tôi phải xem hàng trăm video cứ sau 12 tiếng theo ca mỗi ngày, tôi phải xem cùng lúc từ 3 đến 10 video khác nhau và mỗi video chỉ có thời lượng xem lại 25 giây. Trong quá trình làm việc, chỉ có một giờ ăn cơm và hai giờ nghỉ giải lao 15 phút. Nhưng điều khiến tôi khó chấp nhận hơn nữa là nội dung video này bao gồm rất nhiều nội dung vi phạm pháp luật, phản cảm, dung tục và bậy bạ, điều này đã khiến cho tôi không thể nào chịu đựng được.”
Dù đa phần các video kể trên đều do người dùng tự động đăng tải, nhưng việc định hướng nội dung của TikTok từ lâu đã là một đề tài gây tranh cãi trong cộng đồng, nhất là việc MXH này đang có xu hướng khuyến khích người dùng hưởng ứng nhiều trào lưu bị đánh giá là “vô bổ”, phản cảm để thu được lượng tương tác cao. Dĩ nhiên, không chỉ riêng TikTok mà nhiều nền tảng MXH chia sẻ video khác cũng từng nhận phải những cáo buộc tương tự, đặc biệt là YouTube. Tuy nhiên, có lẽ do trào lưu “làm TikToker” đang ngày một trở nên thịnh hành trong thời điểm hiện tại, nên việc phải chứng kiến ngày càng nhiều những nội dung mang tính chất gây sốc tới mức “ớn lạnh” cũng khiến cho không ít nhân viên từng làm việc tại MXH cảm thấy choáng váng.