T1 trả giá vì dung túng cho văn hóa “xe tải biểu tình”

LCK mùa Hè 2022 có quá nhiều ồn ào bên lề bủa vây T1, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến nhóm cổ động viên quá khích.

LCK mùa Hè 2022, T1 về nhì vòng bảng và không còn giữ được thành tích bất bại. Hiển nhiên, điều này khiến cổ động viên không hài lòng. Đồng thời, phong độ từ nhà vua LMHT Hàn Quốc cũng bị mang ra mổ xẻ. Theo đó, Faker cùng các thành viên kém hơn hẳn chặng đường mùa Xuân.

T1 trả giá vì tạo ra

Để rồi, T1 hứng chịu sự công kích từ nhóm fan cuồng. Họ liên tiếp gửi xe tải biểu tình đến trụ sở đội nhà, và chạy khắp LoL Park mỗi khi T1 thi đấu. Gần nhất, trước đại chiến với DK, một lần nữa, xe tải biểu tình xuất hiện để chỉ trích CEO Joe Marsh.

Đến nay, trong lịch sử LCK, T1 là đội duy nhất hứng chịu sự phẫn nộ thế này từ cổ động viên. Fan DK cũng phản đối đội nhà vì Ban huấn luyện. Thế nhưng, họ dùng cách gửi văn bản để bày tỏ những mong muốn, cũng như sự thất vọng từ bản thân.

Sự khác biệt này không phải không có nguyên nhân. Theo Naver chia sẻ trước đó, T1 có thể xem như cái tên đã “dung túng” cho “văn hóa xe tải biểu tình” ra đời. Cụ thể, tháng 11/2020, chiếc xe tải biểu tình lần đầu xuất hiện trên đường phố Seoul. Và cổ động viên dùng nó để phản đối việc T1 bổ nhiệm LS vào vị trí HLV.

Đáng nói hơn, nhóm fan quá khích đã giành chiến thắng. LS không thể ở quá lâu tại T1. Đồng thời, CEO Joe Marsh còn thay mặt đội nhà xin lỗi người hâm mộ. Theo Naver, đại diện LCK đã đi ngược lại rất nhiều đội Esports. Điều này có nghĩa họ chấp nhận ý kiến của fan như một phần của đội nhà.

T1 trả giá vì tạo ra

Để rồi, hiện tại, những cổ động viên quá khích lợi dùng điều này để bày tỏ sự phẫn nộ nhiều hơn. Họ còn muốn nhúng tay vào cả hiệu suất thi đấu lẫn hoạt động của câu lạc bộ. Hiển nhiên, tất cả chẳng vì tương lai T1. Và theo Naver, “văn hóa xe tải biểu tình” chỉ sặc mùi tiền lẫn giận dữ từ một nhóm người quá khích.