Theo một số nhà tâm lý học, chuyện bạn thường nói ra những điều không lịch sự có thể có ích trong việc trị liệu, chứ không đơn thuần là sự khiếm nhã.
Mặc dù dù nói tục được đánh giá là một thói quen không lành mạnh trong việc giao tiếp, thế nhưng các nhà nghiên cứu lại tìm ra nhiều lợi ích khi sử dụng những từ ngữ đa màu sắc này. Nói tục không chỉ ảnh hưởng tốt đến sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần, mà nó còn có tác động tích cực đến cuộc trò chuyện của bạn với người khác.
Nói tục là "căn bệnh" hầu như ai cũng mắc phải
Có nghiên cứu cho rằng một người bắt đầu "làm quen" với việc biết và hiểu những từ thô tục từ năm 6 tuổi, hoặc thậm chí từ khi còn nhỏ hơn - điều này hoàn toàn phù hợp với việc bạn lớn lên và bắt đầu nhận thức thế giới xung quanh.
Ước tính mỗi ngày những lời thô lỗ được chúng ta thốt ra chiếm từ 0,5 đến 0,7% trong lượng từ ngữ sử dụng. Số lượng này có thể cao/thấp hơn phụ thuộc vào người sử dụng, ngữ cảnh và thói quen sống.
Không bàn đến văn hóa những châu lục khác, chỉ riêng trong văn hóa Châu Á, việc nói tục gắn liền với địa vị xã hội, các thế hệ tổ tiên hay việc giữ thể diện. Tuy nhiên, trong số này có một quốc gia được cho là sử dụng nhiều ngôn ngữ "sạch" nhất thế giới - đó là Nhật Bản. Trên thực tế người Nhật có nói tục, nhưng chỉ là một cách khác và có vẻ nhẹ nhàng hơn. Họ sử dụng nhiều nhất là từ “đồ ngốc" - mang ý nghĩa nặng nề hơn so với từ "a fool" trong tiếng Anh và “vô học/ngu/dốt/ngu học” trong Tiếng Việt.
Người hay nói tục là người tốt
Môt nghiên cứu được thực hiện bởi 2 nhà tâm lý học là Jay và Kristi Janschewitz, tại Đại học Marist đã cho thấy: Công dụng tuyệt vời của việc nói tục và nhiều khả năng người hay nói tục sẽ là những người bạn tốt. Thử nghĩ mà xem, trong cuộc sống đầy rẫy những tính toán và dối lừa, việc có một người bạn thành thật, thẳng tín và trung thực là điều hết sức đáng quý. Họ sẽ bên cạnh yêu thương, chăm sóc, định hướng cho ta đến những điều tích cực đúng không nào?
Theo một nghiên cứu mới đây tại 4 trường ĐH Cambridge, Maastricht, Hong Kong và Stanford, cũng chỉ ra rằng những người hay nói tục hóa ra có một đức tính rất tốt: họ rất thành thật. Nhóm chuyên gia đã tiến hành nghiên cứu trên 276 người, trong đó đánh giá mức độ thành thật của người tham gia qua một bài kiểm tra. Kết quả thu về được đăng trên tạp chí Social Psychological và tạp chí Personality Science. một mối quan hệ tích cực bền vững giữa nói tục và sự thành thật. Người hay nói tục có mức độ thành thật cao hơn.
David Stilwell, giáo sư đến từ ĐH Cambridge chia sẻ với tờ The Independent:
Điều quan trọng là khi bạn cố trau chuốt câu từ khi nói, cũng có nghĩa là bạn đang cố che giấu những gì bạn nghĩ và chỉ muốn nói những gì bạn nghĩ rằng người khác muốn nghe. Một người không trau chuốt ngôn ngữ và hay văng tục, thường là người có xu hướng nói những điều mà họ cho là sự thật. Đó là những điều thể hiện cái họ nghĩ.
Tư duy về mặt sáng tạo trong ngôn ngữ
Một điều khác có thể làm bạn ngạc nhiên là mức độ thông minh có thể liên quan đến người hay nói bậy/nói tục. Bởi lẽ, họ sử dụng những lời thô tục thường xuyên, cho nên “nói dần quen miệng”, kỹ năng trong việc sử dụng ngôn ngữ của họ tốt hơn rất nhiều với người bình thường.
Người sử dụng những từ cấm kỵ sẽ hiểu rõ nội dung biểu cảm mà tính từ họ đang dùng, đồng thời phân tích được sự khác biệt về sắc thái tình cảm trong mỗi từ, rút ra hoàn cảnh ngữ nghĩa hợp lý, sử dụng đúng cú pháp, giọng điệu, tình huống, môi trường,... Khả năng phân biệt sắc thái cảm xúc mà tính từ đem đến, cho thấy kiến thức về ngôn ngữ của những người thích nói tục sẽ hơn hẳn người hạn chế giao tiếp hay chỉ sử dụng những từ cơ bản thông thường.
Cải thiện sức khỏe
Nghiên cứu xuất phát từ Tâm lý học ngày nay đã phát hiện ra rằng: những người lặp đi lặp lại lời nói bậy có thể giữ tay họ trong nước lạnh lâu hơn 50% so với những người lặp lại một từ trung tính. Điều này chứng tỏ sức chịu đựng của họ với những tác động từ môi trường bên ngoài là lớn hơn hẳn so với những người kiệm lời.