Những cư dân "du mục công nghệ số" mắc kẹt ở Đông Nam Á vì Covid-19, hy vọng tiếp tục "xê dịch" vào năm tới

Những người du mục công nghệ số

Bị hấp dẫn bởi chi phí sinh hoạt thấp và dịch vụ viễn thông tốt, những "cư dân du mục công nghệ số" - những người kiếm sống bằng cách làm việc từ xa đã đổ xô đến Đông Nam Á.


Jennifer Ryder Joslin và Stevo Joslin tại Phnom Penh, Campuchia. 

Những người chọn lối sống du mục cho biết, ưu điểm có thể kể đến như thay đổi môi trường sống và tự do vượt xa mọi sự bất tiện thông thường, chẳng hạn như tham dự các cuộc họp trực tuyến ở các múi giờ khác nhau. Nhưng khi biên giới các nước bắt đầu đóng cửa sau khi dịch Covid-19 bùng phát, nhiều du khách hướng đến sự an toàn của đất nước họ. 5 người du mục công nghệ số sau sẽ chia sẻ về nơi họ đang ở lại và chia sẻ kinh nghiệm của mình.

Dịch giả người Hà Lan Bram de la Selva (một bút danh) làm việc với 5 ngôn ngữ. Anh đang trong một chuyến đi qua 12 quốc gia khi biên giới đóng cửa và hiện đang bị mắc kẹt ở Đài Loan. "Tôi không biết ở đây lại có thể nóng một cách kinh khủng như vậy.", anh nói và cho biết thêm rằng, các nhà chức trách đã đáp ứng được mong muốn của anh.

Briton Tanya Korteling và chồng Andy đã đi du lịch từ năm 2016 và hiện đang có ở Campuchia. Cô đã ở Sicily (Italia) để tham dự một hội nghị vào tháng 3 và đã phải đưa ra quyết định nhanh chóng trở về Siêm Riệp như là đã đi từ một thành phố du lịch nhộn nhịp đến một thị trấn hẻo lánh.


Briton Tanya Korteling hiện đang ở Campuchia.

Jennifer Ryder Joslin - người Mỹ và người đồng hành của cô Stevo là những giáo viên du mục trong 2 năm qua. Họ đã đến Kuala Lumpur 3 ngày trước khi Malaysia cấm khách nước ngoài. Rất may mắn là họ có thể sắp xếp một công việc làm tại nhà.

Trevor James, người Canada, được biết đến với 4,23 triệu người theo dõi trên YouTube với kênh The Food Ranger, đã đăng tải các video về ẩm thực và du lịch kể từ khi anh chuyển đến Thành Đô để học tiếng Quan Thoại vào năm 2014. Năm ngoái, anh và người vợ Trung Quốc Ting Ting đã chuyển đến Kuala Lumpur và lên kế hoạch đến thăm mọi quốc gia trên hành tinh. Anh cho hay: "2 tháng sau khi chúng tôi chuyển đi, Corona tấn công Trung Quốc và mọi việc trở nên khó khăn".

Raymond Phathanavirangoon - một người Hồng Kông và là một nhà sản xuất phim có các tác phẩm nổi tiếng như "Dream Home" hiện đang sống ở Bangkok. "Tôi đã muốn ở lại trong một thời gian dài và đại dịch này cho phép tôi thực sự ở nhà.", anh nói.

Lối sống du mục

Tất cả những người du mục công nghệ số đã kết hợp thành công công việc và du lịch trong cuộc sống trước khi xảy ra đại dịch. "Tôi chỉ cần máy tính xách tay và kết nối internet.", De la Selva nói và bày tỏ thêm rằng, anh hiếm khi nghỉ nhưng có thể kết hợp tham quan và thăm mọi người khi đi du lịch.

Phathanavirangoon, người điều hành SEAFIC, một tổ chức phi lợi nhuận cố vấn cho các nhà làm phim trẻ, cho biết anh đã đi du lịch liên tục trong 15 năm qua và đang tận hưởng thời gian nghỉ ngơi trong lịch trình quốc tế thông thường của mình.

James thì cho biết, anh và vợ đã đi hơn 300 ngày một năm trong suốt 5 năm qua, việc phong tỏa đất nước đã buộc họ phải ở một nơi và khám phá ngôi nhà mới của mình. "Tôi cảm thấy ổn về điều đó bởi vì thật sự rất cần thiết để sống chậm lại.", anh nói.


Dịch giả Hà Lan Bram de la Selva, hiện đang ở Đài Loan nhưng hy vọng sớm trở lại Việt Nam.

Làm việc trong lệnh phong tỏa

Trong khi nhiều lĩnh vực đã bị ảnh hưởng do đại dịch, một số đã thực sự được hưởng lợi. "Nguồn thu nhập chính của chúng tôi đến từ việc giảng dạy tiếng Anh trực tuyến. Vì phần lớn học sinh của chúng tôi ở Trung Quốc nên lịch giảng dạy trực tuyến của chúng tôi thực sự bận rộn hơn bình thường.", Jos Joslin nói.

Korteling, một nhà tiếp thị và tư vấn dữ liệu, ban đầu đã mất một số khách hàng đặc biệt là trong ngành du lịch. Tuy nhiên, trong tháng qua, cô đã có nhiều khách hàng mới trong các ngành khác, như các trang web thông tin thực phẩm và thực phẩm bổ sung. "Trên thực tế, đó là công việc bận rộn nhất mà tôi từng có.", cô nói.

James rất vui vì những hạn chế du lịch trong nước đã được dỡ bỏ. Anh và ê-kíp vừa quay video đồ ăn đường phố đầu tiên tại Kuala Lumpur sau 3 tháng ở trong nhà. Với các video vẫn đạt gần 1 triệu lượt xem, doanh thu từ tài khoản YouTube của anh đã chậm lại nhưng vẫn ổn định, không giống như cả Korteling và Joslin - những người kiếm doanh thu từ blog du lịch của họ (Can Travel, Will Travel và Two Can Travel) .

Trong khi đó, Phathanavirangoon có thể làm việc tại nhà nhưng sẽ cần phải tiếp tục các yêu cầu sản xuất như khảo sát địa điểm và casting. Và anh đã lo ngại rằng, sự tương tác giữa các cá nhân tại các liên hoan phim và hội thảo không thể được thực hiện trực tuyến.


Trevor James và người vợ Trung Quốc Ting Ting chuyển đến Malaysia vào năm 2019. 

Thử thách trong cuộc sống

Thị thực là một vấn đề đối với dân du mục công nghệ số. Malaysia gia hạn thị thực cho người nước ngoài đến ngày 31/8, có nghĩa là Joslin có thời gian để thực hiện các kế hoạch mới vì cô không muốn phải quay lại Mỹ.

Korteling lại có vấn đề vì visa của cô có giá trị đến cuối tháng 7. Thông thường, cô có thể xuất cảnh rồi nhập cảnh trở lại với một thị thực mới, nhưng Campuchia hiện yêu cầu giấy chứng nhận y tế, bằng chứng bảo hiểm và khoản đặt cọc 3.000 USD để xét nghiệm Covid-19 nếu cần. "Điều này đã khiến tôi rơi vào tình huống khó và hiện đang cân nhắc tới việc bay tới Hy Lạp.", cô nói.

Đài Loan đã gia hạn visa du lịch của De la Selva nhưng anh ta muốn trở về Việt Nam trong khi Việt Nam hiện không cấp thị thực, nghĩa là anh có thể phải quay lại Hà Lan. Anh nói: "Đây là một tình huống xấu nhất. Tôi sẽ ở cùng với gia đình và điều đó thật tuyệt, nhưng việc tôi trở về Việt Nam sẽ bị hoãn lại lâu hơn nữa".


Trevor James có một kênh YouTube tên The Food Ranger.

Những mục tiêu trong tương lai là gì?

trong bài phỏng vấn này tự tin rằng, các chuyến du lịch sẽ tiếp tục vào năm tới, nhưng họ cũng thừa nhận rằng điều đó có thể rất khác. Korteling hy vọng sẽ tiếp tục lối sống du mục của mình vào năm 2021. "Nhưng có lẽ đó là suy nghĩ trong mơ ước.", cô nói.

De la Selva mong muốn nhìn thấy tương lai của mình ở Việt Nam và anh hy vọng sẽ xin được thị thực dài hạn. "Tôi nghĩ rằng tôi sẽ đi du lịch ít hơn trong những năm tới.", anh nói.

James sẵn sàng hoàn thành mục tiêu đến thăm mọi quốc gia, nhưng sẽ lưu tâm đến nhu cầu đi lại có trách nhiệm. "Tôi thực sự muốn đến thăm gia đình ở Trung Quốc và Canada trước, sau đó quay lại để sáng tạo nội dung. Tôi rất thích đi du lịch tới Nigeria.", anh tâm sự.

Phathanavirangoon hy vọng tình hình sẽ trở lại bình thường vào năm tới. "Tôi không muốn mọi thứ tiếp tục như thế này lâu hơn nữa.", anh khẳng định.

Joslin cho biết, cô và người đồng hành của mình có ý định chậm lại các kế hoạch. "Chúng tôi có kế hoạch đi du lịch đến các quốc gia, nơi chúng tôi có thể ở lại ít nhất 90 ngày để có thể sống tại một ngôi nhà. Chúng tôi cần phải thích nghi với những thay đổi khi đến. Càng là những người du mục công nghệ số, chúng tôi sẽ càng phải sống một lối sống linh hoạt.", cô nói.

Theo Asiaone.com