Có một sự thật không thể phủ nhận đó là khi ngành công nghiệp game bắt đầu rục rịch chuyển mình từ 2D lên 3D thì hàng loạt các thương hiệu cũng (buộc phải) đi theo trào lưu đó nếu không muốn trở nên lạc hậu. Tuy nhiên không phải cứ hễ thay đổi là sẽ được thành công và được fan đón nhận. Lịch sử ngành game đã chứng kiến không ít trường hợp các sản phẩm đã phải chuốc lấy thất bại đầy cay đắng khi khát khao lên đời với hình ảnh được 3D hóa.
Prince Of Persia 3D
" alt=""
Trước khi gây nên tiếng vang với phiên bản The Sand Of Time thì chàng hoàng tử Ba Tư của chúng ta đã có dịp được cọ xát làm quen với môi trường ba chiều trong Prince Of Persia 3D. Tuy nhiên cốt truyện nghèo nàn, cách điều khiển cứng nhắc cộng với việc có cả tá lỗi lúc ra mắt đã khiến cho game bị chê bai một cách không thương tiếc từ các fan của series.
Megaman X7
" alt=""
Một số dòng game tốt nhất cứ nên giữ định dạng 2D, và series Mega Man chính là ví dụ không thể rõ ràng hơn. Camera thì cứ xoay đến chóng cả mặt, cảm giác điều khiển nhân vật không được mượt mà, gameplay thì thiếu sáng tạo không có điểm nhấn và những con boss, vốn dĩ là linh hồn của cả series, lại chả khác nào một trò đùa cả, từ độ khó cho đến thiết kế. Có lẽ vì các lí do trên nên Capcom đã cho Mega Man X8 quay trở về với định dạng 2D (thực ra là 2,5D) với hy vọng sẽ phần nào “chuộc lỗi” với các fan.
Bomberman: Act Zero
" alt=""
Tựa game Bomberman : Act Zero được ra mắt vào năm 2006 trên hệ máy Xbox 360 khiến cho các fan của dòng game đặt bom phải lắc đầu ngao ngán vì nó là một sự sỉ nhục cho cả series. Những chú robot thích chọi bom dễ thương năm nào giờ đây được thay thế bởi những con mech cục mịch, xấu xí còn cốt truyện game thì lại được đặt vào một tương lai xa xăm và tăm tối còn hơn cả phim DC. Thay đổi nhân vật và bối cảnh thôi chưa đủ, Bomberman: Act Zero còn khiến cho người chơi phải “vò đầu bức tai” bởi cách điều khiển kết hợp giữa góc nhìn thứ nhất và thứ ba chẳng giống ai của mình thay vì từ trên xuống giống như các phần trước. Bên cạnh đó các màn chơi lặp đi lặp lại cũng góp phần biến tựa game này thành một sản phẩm thảm họa chẳng ai muốn đụng tới trên Xbox 360.
Worms 3D
" alt=""
Series chiến thuật theo lượt cực kì thành công của hãng Team17 lẽ ra nên cứ bám theo sườn của một tựa game 2D mà phát triển thay vì chuyển hướng lên 3D trong phần game thứ 6 của mình. Những tưởng môi trường mới tự do hơn sẽ giúp cho tính chiến thuật của dòng game được đẩy lên cao nhưng không, tựa game về các chú sâu tinh nghịch giờ đây chỉ đơn thuần là một trò chơi bắn súng góc nhìn thứ ba theo lượt không hơn không kém.
C: The Contra Adventure
" alt=""
Nhắc đến Contra thì bạn sẽ nghĩ ngay đến gì? Hai chú bộ đội mặc áo ba lỗ với quần xanh đỏ và lăm lăm trong tay khẩu súng máy luôn chực chờ làm gỏi mọi thứ cản đường? Những con boss ngoài hành tinh với dáng vẻ dị hợm không thua gì series phim Alien? Hay là độ khó có thể nói là dã man nếu như không xài Konami code? Xin lỗi chứ ở trong C: The Contra Adventure thì chúng tôi đếch làm thế. Hầu như những thứ làm nên tên tuổi của dòng game này đều bị vứt vào sọt rác trong phiên bản thứ 8 của mình khiến cho nó nhận về không ít đánh giá tiêu cực. Việc cố gắng dung hòa giữa các phần chơi 2D và 3D cũng chả khiến game khá khẩm là bao nhiêu mà ngược lại còn biến tựa game này thành một sản phẩm nửa nạc nửa mỡ.
Final Fight: Streetwise
" alt=""
Những tưởng ông vua beat’em ups khi bước lên môi trường 3D sẽ tạo một cú hích lớn cho thể loại game này thế nhưng mọi chuyện hoàn toàn trái ngược lại. Nhân vật khó điều khiển, bối cảnh nhạt nhẽo, soundtrack thì í ẹ và điều đáng trách hơn cả là tông màu tươi sáng, hài hước của series bây giờ đã bị thay thế bởi một lớp áo xám xịt vô hồn và cố gắng nghiêm túc quá mức cần thiết. Thật khó để mà nhận ra một Final Fight từng làm mưa làm gió trên các hệ máy năm xưa. Có rất nhiều trang web game nhận định rằng đây là một trong những sản phẩm reboot dở nhất mọi thời đại.
3D Teris
" alt=""
Ra mắt trên hệ máy Virtual Boy của Nintendo vào năm 1996, 3D Tetris được hy vọng sẽ định nghĩa lại dòng game xếp gạch kinh điển để nó phù hợp hơn trong thời đại mới bằng công nghệ 3 chiều, ít nhất trên lý thuyết là như vậy. Công bằng mà nói thì Tetris 3D là một ý tưởng khá sáng tạo và có phần đi trước thời đại thế nhưng chính những giới hạn về công nghệ khi đó của Virtual Boy đã khiến cho việc trải nghiệm tựa game này giống như một cực hình, nhất là việc cứ phải nhìn vào một màn hình chỉ có duy nhất hai màu đen đỏ để xếp các khối hình thì quả thật không hề heo thì và bà lăn một chút nào cả. Đa phần các nhà phê bình game đều nhận định rằng thà chọc mù mắt tui đi còn hơn là phải tra tấn bản thân bằng cái của nợ này.
Castlevania 64
" alt=""
Có lẽ phần lớn các fan Castlevania đều đồng ý rằng bước chuyển mình từ môi trường 2D lên 3D của series trong Castlevania 64 chính là cột mốc đánh dấu sự thoái trào của dòng game kinh điển một thời. Cách điều khiển cực rối rắm cộng với đồ họa vô hồn khiến cho game trở thành một cơn ác mộng đối với các game thủ. Và tất nhiên các phiên bản 3D tiếp theo của series cũng chẳng cải thiện là bao và đều nhận về đánh giá chỉ trên mức trung bình. Tình hình chỉ được phần nào cải thiện khi Castlevania: Lords of Shadow ra mắt vào năm 2010 thế nhưng lúc đó game cũng chẳng còn cái gì gọi là chất của Castlevania năm xưa nữa.