Điều khiển nhân vật mình không thích trong game là cảm giác gì? - PC/Console

Không phải lúc nào các NSX cũng chiều ý fan hâm mộ. Và thế là câu chuyện trái khoáy xảy ra khi người ta phải điều khiển nhân vật mà mình không ưa thích.

Có thế nói rằng bên cạnh đồ họa, gameplay và cốt truyện thì nhân vật cũng là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng nên tên tuổi của tựa game hay thậm chí là toàn bộ thương hiệu. Chỉ cần nhắc đến những huyền thoại như Gordon Freeman, Master Chief, Mario, Link, Solid Snake, Ezio… thôi là người ta đã có thể nghĩ ngay tới những tựa game có sự xuất hiện của họ và ngược lại. Như một điều hiển nhiên, các fan của tựa game luôn quan tâm đến nhân vật chính và cũng có trường hợp ngược lại khi thương hiệu đã kéo dài vài chục năm nhưng người ta vẫn móc tiền ủng hộ đều đều vì trót kết nhân vật nào trong đó mất rồi.

Tại sao game thủ lại luôn yêu thích những game cực khó?
You Die, You Die và You Die… bạn có thể chết hàng trăm, thậm chí hàng ngàn lần trong những tựa game cực khó này, nhưng vẫn say đắm chúng như bị nghiện vậy

Theo lý thuyết các NSX nên để game thủ được tận hứng hết mức có thể (để họ còn mở ví mà cống nạp), có điều không phải lúc nào các nhà làm game cũng chiều ý fan. Đôi khi họ muốn phá cách một chút và rủi ro chính là các fan không dễ dàng chấp nhận việc nhân vật yêu thích của mình bị thay thế bởi cái tên khác, mọi chuyện càng tệ hơn khi mình không hề ưa thích kẻ đó. Sau đây là danh sách các nạn nhân không may bị fan ghẻ lạnh do dám cả gan nhảy vao thế chỗ nhân vật được yêu thích trước đó.

Raiden (Metal Gear Solid 2: Sons of Liberty)

Khi nhắc tới dòng game Metal Gear, chúng ta sẽ nghĩ ngay tới Solid Snake hay Big Boss, những nhân vật mang tính biểu tượng và tạo nên tên tuổi của dòng game lâu đời này. Sau thành công hơn cả tưởng tượng của Metal Gear Solid vào năm 1998, cộng đồng game thủ nức lòng mong chờ ngày Solid Snake trở lại. Và thánh Kojima đã giúp mọi người “tưởng bở” như vậy trong suốt thời gian diễn ra chiến dịch quảng cáo cho phần 2. Mọi thông tin, hình ảnh đều khiến mọi người tưởng rằng Solid Snake tiếp tục là nhân vật chính, kể cả nhiều nhân sự ở Konami và Kojima Productions cũng nghĩ như vậy.

Khi game cho người chơi điều khiển nhân vật mình không thíchKhi game cho người chơi điều khiển nhân vật mình không thích

Thậm chí đoạn mở đầu của game góp phần lừa người khi Snake là nhân vật được người chơi điều khiến. Các fan chỉ vớ bở sau khi chơi game được một lúc và nhận ra phần lớn thời lượng game, nhân vật chính là gã lính mới tên Raiden thay vì siêu chiến binh Solid Snake. Bởi sự thay đổi đột ngột cũng như Raiden không phải là nhân vật thú vị mà gã đã nhanh chóng trở thành kẻ thù số 1 của cộng đồng fan Metal Gear. Các chỉ trích nhắm tới Raiden thường xoay quanh tính cách, vai trò trong game và diện mạo “phi giới tính” của anh ta. Về sau, Kojima đã đền bù thỏa đáng cho các fan khi Metal Gear Solid 3: Snake Eater cho người chơi theo chân Big Boss, đồng thời châm biếm Raiden bằng nhân vật có ngoại hình tương tự tên Raikov. Còn về phần Raiden, sau này anh nhân được hiệu ứng tích cực hơn từ các fan khi trở thành ninja người máy trong phần 4 và Metal Gear Rising.

Chuck Greene (Dead Rising 2)

Một trong những điểm nhấn của phiên bản Dead Rising đầu tiên chính là tay nhà báo kiêm nhiếp ảnh gia Frank West. Frank là nhân vật được đánh giá rất cao bởi cả giới chuyên môn lẫn các game thủ, trở thành một trong những nhân vật thuộc hàng kinh điển của Capcom và xuất hiện khách mời trong rất nhiều tựa game khác. Sang đến Dead Rising 2, câu chuyện của Frank được tạm gác sang một bên để nhường chỗ cho nhân vật khác.

Khi game cho người chơi điều khiển nhân vật mình không thíchKhi game cho người chơi điều khiển nhân vật mình không thích

Nói một cách công bằng, tay đua motor địa hình Chuck Greene là mẫu nhân vật không đến nỗi tồi nhưng cái bóng quá lớn của Frank đã làm hại người đàn em của mình. Rõ ràng những ai trải nghiệm xong phần đầu đều có mong muốn được điều khiển Frank thêm lần nữa. Có lẽ mong muốn được tiếp tục theo chân Frank West của các fan quá lớn đã khiến Capcom phải tung ra Dead Rising 2: Off the Record, phiên bản với mạch truyện không chính thống (non-canon) để Frank là nhân vật chính của phần này. Thế cũng đủ thấy được Frank West có sức hút như thế nào với các fan. Sang tới Dead Rising 4, Frank West tiếp tục quay trở lại nhưng chất lượng tệ hại của trò chơi khiến đa phần các fan đều đồng ý rằng phần 4 “không tồn tại”.

Dante Sparda (DmC: Devil May Cry)

Trong nỗ lực lấn sân mạnh hơn sang thị trường phương Tây, thay vì tiếp tục câu chuyện còn dang dở của phần 4, Capcom và Ninja Theory đã reboot lại dòng game bằng cách “Tây hóa” chàng thợ săn quỷ lừng danh Dante. Kết quả là một nhân vật lạ hoắc, hoàn toàn khác so với Dante mà các fan từng biết đến trước đây đã xuất hiện. Bởi dấu ấn về chàng thợ săn quỷ Dante ngang tàng với mái tóc bạch kim đã quá đỗi thân quen nên lần đầu hình tượng mới của Ninja Theory được ra mắt, nó đã nhận phải vô số gạch đá từ cộng đồng.

Khi game cho người chơi điều khiển nhân vật mình không thíchKhi game cho người chơi điều khiển nhân vật mình không thích

Fan không chấp nhận một kẻ gầy gò, thiếu sức sống với tính cách trẻ trâu cùng thói văng tục bạt mạng lại thay chỗ cho tay thợ săn quỷ cực ngầu mà họ từng biết. Thậm chí không ít người đòi tẩy chay DmC: Devil May Cry. Phía Capcom và Ninja Theory dù đã chữa cháy đủ kiểu cũng phải chấp nhận một điều rằng tay Dante mới của họ không hấp dẫn như gã đầu bạc cũ. Sau này Capcom cũng đã chiều lòng các fan khi đưa Dante tóc bạch kim trở lại trong Devil May Cry V. Và sự thành công của phần 5 cho thấy đó là quyết định hoàn toàn đúng đắn.

James Heller (Prototype 2)

Tựa game Prototype đầu tiên được yêu thích không chỉ bởi gameplay đã tay mà còn nhờ cốt truyện đầy lôi cuốn xoay quanh Alex Mercer, một trong những anti-hero được yêu thích nhất trong thế giới game. Nhờ vào quá khứ đầy uẩn khúc, sự lạnh lùng, tàn nhẫn cùng diện mạo cực ngầu của mình mà Alex được đánh giá cao bởi các fan. Sang đến phần 2, Radical Entertainment hứa hẹn sẽ biến Alex thành phản diện chính, còn người chơi sẽ theo chân nhân vật mới James Heller trên con đường ngăn chặn Alex.

Điều khiển nhân vật mình không thích trong game là cảm giác gì?Điều khiển nhân vật mình không thích trong game là cảm giác gì?

Nghe có vẻ thú vị nhưng ít ai ngờ đó cũng là một trong những nguyên do khiến phần 2 không được đánh giá cao bởi các fan khi biến nhân vật đầy phức tạp như Alex thành tên phản diện điển hình của những tựa game hạng B. Sau đó họ còn “cả gan” thay thế anh ta bằng một nhân vật có tính cách quá đơn giản và nhàm chán. Fan đa phần đều đồng tình rằng James là nhân vật kém hấp dẫn hơn Alex nhiều. Còn về phía Radical Entertainment, họ hiểu được rằng Alex Mercer vẫn được yêu thích rất nhiều nên nhanh tay bổ sung skin Alex nếu người chơi mong muốn nhưng xem ra hiệu quả không khả quan cho lắm.

Locke (Halo 5: Guardians)

Ngoại trừ Halo: Reach và Halo 3: ODST, khi nhắc tới Halo người ta sẽ nghĩ ngay đến chiến binh Spartan huyền thoại Master Chief, biểu tượng bất hủ xuyên suốt dòng game này. Và rõ ràng các fan chờ đón Halo là để được vào vai người hùng Master Chief. Sang Halo 5: Guardians, 343 Industrials hứa hẹn sẽ mang lại phần chơi chiến dịch đầy mới lạ và hấp dẫn xoay quanh cuộc đối đầu bất phân thiện ác giữa Master Chief và Spartan Locke.

Khi game cho người chơi điều khiển nhân vật mình không thíchKhi game cho người chơi điều khiển nhân vật mình không thích

Kết quả là phần chơi đơn của Halo 5 bị cho là tệ nhất với chỉ trích xoay quanh nội dung, cốt truyện, các nhân vật mới và thời lượng chơi cực ngắn. Nhưng điều kinh khủng nhất đối với các fan đó là trong phần chơi đơn ngắn ngủi, hơn 70% thời lượng game ép người chơi vào vai Locke, thời gian ít ỏi còn lại mới dành cho Chief. Vốn Halo 4 đã phải nhận nhiều ý kiến trái chiều, Halo 5: Guardians lại càng thêm dầu vào lửa khiến không ít người mất niềm tin vào dòng game sau khi Bungie rời đi. Giờ đây dù 343 Industrials đã hứa sẽ sửa sai với Halo Infinite nhưng hiện tại mọi thứ chưa được sáng sủa cho lắm.

Abby (The Last of Us Part II)

Chắc không cần phải nói nhiều về nhân vật ảo bị ghét nhất hiện nay rồi phải không? Sau 7 năm chờ đợi, những ai từng có thời yêu quý cuộc phiêu lưu của Joel và Ellie đều mong ngóng được tiếp tục theo chân 2 người trong cuộc phiêu lưu mới. Thông qua chiến dịch quảng bá của Sony, đa phần mọi người đều nghĩ vậy. Đó là cho đến sự kiện phần 2 bị leak nội dung vào tháng 5 vừa qua, những ai đủ kiên nhẫn đều không chấp nhận nổi thứ mình vừa đọc. Dù bán tín bán nghi nhưng ít ra họ vẫn còn có cái để mà hy vọng nhưng đến khi game chính thức ra mắt, mọi thứ đã hoàn toàn hỏng bét.

Khi game cho người chơi điều khiển nhân vật mình không thíchKhi game cho người chơi điều khiển nhân vật mình không thích

Thay vì tiếp tục theo chân Joel và Ellie, phần 2 giới thiệu thêm một nhân vật hoàn toàn mới mang tên Abby. Hiện tại bởi game mới chỉ ra mắt hơn 1 tháng, Mọt sẽ chưa spoil nội dung chính. Tóm lại là Abby đã thực hiện một việc vô cùng khủng khiếp và các fan không muốn phải chứng kiến nhưng trong phân nửa thời lượng game người chơi sẽ phải điều khiển nhân vật này. Không chỉ bởi đã thực hiện điều kinh dị đó, Abby còn bị ghét bởi theo các fan thì đây là nhân vật có tính cách khá kỳ lạ, cùng ngoại hình hơi hơi “thiếu thực tế”. Sự căm ghét Abby leo thang tới mức diễn viên lồng tiếng Laura Bailey từng bị quấy rối lẫn dọa giết trên mạng. Dù sao thì Mọt chỉ muốn nói bạn hãy cứ thưởng thức game rồi tự mình đánh giá Abby ra sao nhé!