Độ bền (Sharpness) của vũ khí là thứ rất quan trọng trong Monster Hunter World: Iceborne, khi nó quyết định trực tiếp tới sát thương của vũ khí, trong bản cập nhật Iceborne này thì cấp độ Sharpness đã tăng thêm một cấp lên mức tím (lúc trước cao nhất là trắng). Có khá nhiều kiểu build thiên về giữ độ bền vũ khí, nhưng nếu tính thực sự thì có cần phải lên bằng được cái độ bền màu tím này không?
Đầu tiên hãy xem thử độ bền sẽ ảnh hưởng thế nào tới sát thương của vũ khí, chúng ta cứ tính đơn giản vũ khí sẽ có sát thương mặc định 100% ở mốc vàng và bắt đầu tăng lên ở các cấp sau cụ thể như sau:
– Vàng: 100%
– Xanh lá: 105%
– Xanh dương: 120%
– Trắng: 132%
– Tím: 139%
Lưu ý sát thương này chỉ tính sát thương thuần (raw) chứ không phải sát thương từ nguyên tố (elemental), trong trường hợp bạn cũng muốn biết chỉ số của nguyên tố thì nó như sau:
– Vàng: 75%
– Xanh lá: 100%
– Xanh dương: 106%
– Trắng: 112%
– Tím: 120%
Độ bền cũng còn một cơ chế ẩn khác là nó giúp các đòn đánh của bạn ít bị dội lại hơn khi đánh vào các phần giáp của quái vật, trong Monster Hunter World: Iceborne thì mức tím có thể vô hiệu hóa hầu hết vụ này hoặc cụ thể là nhiều gấp đôi mức trắng.
Qua cái bảng trên các bạn cũng có thể thấy rằng có một sự chênh lệch rất lớn giữa sát thương thuần và sát thương nguyên tố của vũ khí khi lên độ bền màu tím, tính chính xác ra thì độ bền màu tím chỉ tăng có 5% so với màu trắng (ở sát thương thuần), nhưng lên tới 8% ở sát thương nguyên tố.
Một vấn đề nữa là không phải vũ khí nào cũng có thể lên được độ bền màu tím, có những món có độ bền tối đa chỉ ở mức trắng và không có cách nào đẩy lên mức tím được. Vấn đề ở đây là nếu như bạn không có Decoration Handicraft (tăng độ bền vũ khí), thì sẽ cực kỳ khó để giữ được mức tím để mà tận dụng nó.
Khi bản Monster Hunter World: Iceborne ra mắt và với sự xuất hiện của cấp độ màu tím, đã có 1 kiểu build để giữ độ bền vũ khí càng lâu càng tốt đó là max Affinity và lấy kỹ năng Master’s Touch (từ bộ Teostra) – nó sẽ giữ cho độ bền của vũ khí không bị giảm mỗi khi đòn đánh đó là critical hit. Nhưng thực tế thì để giữ Sharpness ở mức tím và tận dụng nó là một thứ khá phức tạp, cụ thể chúng ta sẽ thử so sánh chỉ số xem thế nào.
Với việc chỉ tăng 5% so với mức độ bền trắng, tức là nó chỉ tương đương với 20% Affinity (nếu không có decoration Critical Boost), chưa kể bạn phải có ít nhất 4 tới 5 điểm Handicraft nếu muốn giữ nấc màu tím lâu nhất có thể nữa, so sánh đơn giản thì có thể thấy sử dụng một vũ khí màu tím sẽ tốn rất rất nhiều thứ đi kèm.
Hầu hết các kiểu build thuần về sát thương không tính hiệu ứng sẽ không quá quan trọng việc độ bền có phải màu tím hay không, 5% sát thương chênh lệch không nhiều tới mức tạo nên sự khác biệt. Trên thực tế với sự xuất hiện của Clutch Claw và việc có thể đánh vào một phần cơ thể quái vật để tạo ra điểm yếu, thì các game thủ Monster Hunter World: Iceborne thường thích lấy Critical Boost hơn để tối đa hóa lượng sát thương hơn.
Bạn có thể thấy sát thương từ mức xanh dương lên trắng là rất lớn, do đó trong tất cả các build mọi người luôn luôn hướng tới việc giữ cho vũ khí ở mức trắng càng lâu càng tốt. Nhưng tím thì không được như vậy, đặc biệt là với các vũ khí chú trọng về sát thương thuần như Great Sword, Charge Blade, Switch Axe hay Hammer… thì Affinity quan trọng hơn độ bền vũ khí.
Độ bền tím chỉ thực sự mạnh nếu bạn chơi trang bị theo đường nguyên tố hoặc hiệu ứng (vì nó tăng tới 8% so với mức trắng), Monster Hunter World: Iceborne có khá nhiều kiểu build theo kiểu nguyên tố hay hiệu ứng đặc biệt mạnh như Rathian Poison hay Dual Blades với 2 dòng nguyên tố khác nhau.
Nguyên tố hay hiệu ứng có cách tính stack sát thương khác biệt, khi nó tính theo kiểu cộng dồn chứ không phải là từng đòn đánh như bình thường. Hơn nữa bạn không thể tăng chỉ số này lên bằng các loại đồ ăn nên 8% là một con số vô cùng khổng lồ, một vấn đề nữa là giờ đây chúng ta có thể lên điểm Handicraft dễ hơn với một cái charm Lv4 – đồng nghĩa tốn ít slot hơn để tống vào các Decoration tăng hiệu ứng.
Với một set Rathian Posion ở mốc độ bền tím, bạn sẽ dễ dàng stack poison lên tới 500 sát thương một lần trúng độc, cũng như các Dual Blades với 2 dòng hiệu ứng tăng tối đa sát thương. Vậy nên độ bền tím chỉ thực sự mạnh cho những ai sử dụng vũ khí hiệu ứng, còn các loại vũ khí thường thì sự khác biệt kém đi nhiều.
Trên đây là những gì mà Kênh Tin Game tự cảm nhận trong quá trình chơi Monster Hunter World: Iceborne, cũng như các kinh nghiệm khi build trang bị xoay quanh vũ khí có độ bền ở mức tím, hi vọng nó sẽ giúp các bạn trong quá trình hoàn thành game.