Battle Royale, ban đầu khi nó xuất hiện người ta thường nghĩ đến một bộ phim bạo lực đến mức biến thái của Nhật Bản về một đám học sinh hư đốn bị bắt phải chém giết lẫn nhau cho đến khi chỉ còn một người sống sót. Dựa trên ý tưởng đó và bớt đi sự biến thái, bạo lực và tăng thêm sự điên rồ, giải trí. Chàng Modder Brendan Greene đã mode ra kha khá tựa game với công thức Battle Royale nọ dựa trên hai tựa game nổi tiếng, ARMA 3 và DayZ. Cuối cùng, anh ta tách ra và tự tạo một tựa game của riêng mình từ đầu và đặt nó với cái tên PlayerUnknown’s Battlegrounds hay PUBG như chúng ta đã biết.
Bộ phim khởi nguồn cho cả một thể loại game (không dành cho trẻ em dưới 18 tuổi)
Chỉ vài tháng sau khi nó ra mắt, PUBG đã nhanh chóng trở thành tựa game lớn nhất hành tinh, đập tan mọi kỷ lục về lượng người chơi mạng của Steam. Không lâu sau, một cơ số những tựa game ăn theo được làm ra và nổi lên hơn cả trong số đó là Fortnite: Battle Royale. Kẻ hậu duệ đến sau đã xoán ngôi của PUBG để trở thành tựa game lớn nhất thế giới.
Nhưng chưa hết, hàng đống những tựa game lớn như
để tạo ra một chế độ chơi Battle Royale của riêng mình.
Tại sao cái chế độ chơi giản đơn đó lại trở nên nổi tiếng như vậy, tại sao một loạt các nhà làm game AAA lại từ bỏ đi cái “chất” truyền thống của mình để chạy theo thứ thị hiếu Battle Royale như vậy? Trong bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm câu trả lời cho hiện tượng làng game đó các bạn nhé.
1/ Call of Duty đã thống trị thể loại game bắn súng quá lâu rồi
Trở thành tựa game yêu thích bậc nhất khi ra mắt vào năm 2003, cái thời mà game bắn súng lấy đề tài WWII vẫn còn thịnh hành. Và vươn lên bứt phá, chinh phục ngành công nghiệp game với bản Call of duty 4: Modern Warfare lấy bối cảnh chiến tranh hiện đại và thêm thắt yếu tố RPG vào mục chơi mạng như Điểm kinh nghiệm, loot đồ, perk… Kết hợp với gameplay tốc độ cao sẵn có, phần chơi campaign đậm chất điện ảnh. COD đã biến thành thứ công thức gây nghiện chiếm trọn lấy tâm hồn và trái tim của các game thủ suốt một thập niên sau đó và liên tục nhiều năm liền phá vỡ kỷ lục về doanh thu và doanh số bán ra.
Để đối đầu được với COD có lẽ chỉ có series bắn súng kì cựu không kém, Battlefield của DICE dù dần dà phong cách chơi của Battlefield cũng học hỏi theo Call of Duty rất nhiều như bối cảnh hiện đại, nhịp độ game nhanh hơn, chơi mạng kết hợp yếu tố RPG… Và còn rất nhiều, rất nhiều tựa game bắn súng khác học hỏi theo COD, tạo nên một kỷ nguyên vàng của game FPS trong lịch sử thế giới game.
Nhưng kỷ nguyên nào rồi cũng phải đi đến sự kết thúc, cả một thế hệ game thủ đã quá quen với món ăn cũ và cả một thế hệ game thủ mới khao khát một sự đổi thay cho thế hệ mình.
Thể loại Battle Royale đã đến đúng thời điểm đó, khi trào lưu game cũ đã đi vào sự thoái trào và các game thủ đang dần cảm thấy mệt mỏi.
2/ Giá rẻ
Call of Duty, Battlefield cùng cả đống hậu bản vắt sữa, đống game FPS ăn theo đều có đồng giá 60 USD mà vẫn chưa-có-DLC. Nếu muốn có các map chơi mới, đồ mới để cùng chơi với bạn bè, đó sẽ là cả một 60 USD khác nữa cho bản Season Pass đấy. Nhiều tiền phết nhỉ? Ấy vậy nhưng nhiều đến mấy thì cũng chỉ chơi được có một năm thôi; năm nào mấy game đó chả ra một phiên bản.
Còn với game Battle Royale? Rẻ quá là bèo, tựa game đinh nghĩa ra cả một dòng game, PUBG có giá chỉ 30 USD và còn giảm giá liên tục, bản trên di động còn free nữa chứ. Và nếu game ra mao mới thì sao? Không thêm tiền. Nội dung game mới, đồ mới thì sao? Không thêm tiền, tất cả đều miễn phí. Và một năm đã trôi qua? Nhà phát triển vẫn tiếp tục hỗ trợ tựa game cũ từ năm này qua năm khác chứ không làm ra bản mới để hút máu game thủ.
PUBG có thu thêm tiền thì chỉ là với phục trang cho đẹp mà thôi, cơ mà thử sang Call of Duty mà xem, hay gần đây là Star Wars Battlefront II vậy? Cái chất Pay to Win hiện lên ngày càng rõ rệt dù rõ ràng là game thủ vốn đã phải trả tiền-pay cho tựa game đó rồi.
3/ Chơi được trên mọi hệ máy
Trước khi Call of Duty tỏa sáng, Halo mới được coi là ông hoàng thể loại game bắn súng. Nhưng Halo vẫn chưa phải là tựa game lớn nhất được, vì nó chỉ độc quyền cho Xbox mà thôi, còn bản trên PC thì chỉ ra đến Halo 2 là cùng.
League of Legends của Riot Games cũng thường được tán dương là tựa game lớn nhất của thế giới với cộng đồng fan, người chơi lớn nhất cùng sức ảnh hưởng cao do đã mang trải nghiệm game AAA đến với thế giới game Free-to-play. Ấy vậy nhưng không hẳn thế đâu, bởi xét cho cùng, LOL chỉ chơi được trên PC thôi mà?
Nhưng với PUBG thì hoàn toàn không có rào cản nào cho sự phổ biến của game cả. Đổ bộ từ trên PC cho đến Xbox, PlayStation, thậm chí cả máy di động và Nintendo Switch nữa. Bởi lẽ vậy nên các tựa game Battle Royale đã quăng được một mẻ lưới lớn hơn với tiềm năng doanh số dường như bất tận với sức ảnh hưởng phủ bóng trên mọi game thủ trên tất cả các hệ máy.
4/ Khi sự gay cấn gặp sự giản đơn
Game bắn súng thường chú trọng mang đến cảm giác gay cấn cho game thủ. Là kiểu game mà bạn chạy hùng hục đến một chỗ nào đó, dò tìm kẻ thù kĩ lưỡng và phải bắn hạ chúng trước khi chính mình bị bắn hạ. Call of Duty tưởng thưởng xứng đáng cho sức phản xạ nhanh nhạy; Halo thì có gameplay chậm, bồng bềnh hơn nhưng lại hoành tráng hơn trong quy mô gameplay. Ngược lại với sự giải trí đó, những tựa game bắn súng chiến thuật như Rainbow Six và Counter Strike luôn là về sự căng thẳng. Mua sắm đồ đạc, chuẩn bị kĩ lưỡng, bạn chỉ có một mạng sống trong những tựa game như vậy nên phải luôn cẩn thận và vào cuối mỗi hiệp đấu, khi mà kẻ địch đang lẩn khuất đâu đó trong những góc tường thì tim bạn đập như đang muốn nhảy ra khỏi lồng ngực vậy.
Game Battle Royale là sự kết hợp của những gì tuyệt vời nhất của hai kiểu game bắn súng đó. Giữa sự đơn giản cầm tay cần lên là chơi của game bắn súng truyền thống với cảm giác căng thẳng đến nghẹt thở của game bắn súng chiến thuật. Bạn không phải nhớ đến cả đống chỉ số, Perk khác nhau, cũng không cần kén cá chọn canh lựa mua đồ sao cho hợp túi tiền mà vẫn tối đa sức mạnh. Thay vòa đó bạn chỉ cần nhảy ra khỏi máy bay và lao thẳng xuống vùng chiến sự mà thôi, đồ đạc nhặt được cái gì xài cái đấy rồi mới bắt đầu vòng xoay đấu súng, rình rập bất tận.
5/ Vượt lên trên thể loại hành động sinh tồn thông thường
Trong vài năm gần đây một thể loại game mới bắn đầu trỗi dậy để “chiếm sân”, thu hút được khá nhiều sự chú ý. Trong thể loại game đó, người chơi không phải một chiến binh mạnh mẽ, một siêu anh hùng lẫm liệt mà chỉ là một thường dân yếu ớt. Người chơi sẽ phải do thám địa hình, thu thập tài nguyên, chế đồ, tìm thức ăn, nước uống, xây dựng chỗ trú ẩn để có thể chống chọi lại trước môi trường tàn độc, khắc nghiệt xung quanh và trở thành người sống sót sau cùng. Thể loại game này bỗng nhiên nổi lên và thu hút được khá nhiều sự chú ý với các tựa game tiêu biểu là H1Z1 và Ark: Survival Evolved.
Và game Battle Royale đã sinh ra từ thể loại game đang nổi đó và nay nay còn vượt lên trên người tiền bối đàn anh của mình. Brendan Greene, còn được biết đến với cái tên PlayerUnknown (PU) đã sắn tay lên làm một bản mod thể loại Battle Royale cho DayZ rồi tới một bản Mod khác đầu tư hơn cho ARMA 2. Càng làm, PU càng rút tỉa ra được những yếu tố căn nguyên quan trọng nhất và rồi ý tưởng lớn bắt đầu hình thành trong đầu về một tựa game nơi ai cũng bắt đầu với hai bàn tay trắng rồi mới bắt đầu đi mò mẫm tìm vũ khí. Lúc này game Battle Royale vẫn được coi là một nhánh của thể loại game kinh dị dù càng ngày nó càng có nhiều chất riêng “độc” hơn.
Thế nhưng việc không bứt phá quá nhanh thành ra lại là một cái lợi cho thể loại Battle Royale, bởi khi lúc này game hành động sinh tồn vẫn đang ngày càng trở nên phổ biến hơn, nổi tiếng hơn với một tốc độ chóng mặt. Nhưng đồng thời khi sự hâm mộ đạt ngưỡng thì số game thủ phổ thông “va chạm” phải game sinh tồn lại ngày càng nhiều hơn và đa phần muốn một tựa game có nhịp game nhanh và bớt “gai góc” hơn những tự agame hành động sinh tồn truyền thống.
Và đó chính là điều mà các tựa game Battle Royale đã làm được một cách hoàn hảo.
6/ Thắng thua không quá căng thẳng
Để thắng được một ván đấu Battle Royale thực sự rất đơn giản : Không chết là được.
Bạn không cần ghi điểm, không cần chiếm cờ, chiếm cứ điểm; bạn thậm chí không cần phải hạ được ai cả. Tất cả những gì bạn cần, thực ra chỉ là chiếm được môt jvị trí đẹp để ngồi đó được “phơ đẹp” kẻ cuối cùng còn sống sót thôi. Nếu những tựa game khác tưởng thưởng cho khả năng phản xạ nhạy bén; óc phản ứng tinh tường hay khả năng chỉ huy chiến lược sâu sắc thì game Battle Royale đơn giản đến mức ai cũng có thể hiểu được, và thậm chí đều có cơ hội ăn được một “Bữa tối thịt gà”. Mà thực ra khái niệm “thua” cũng đâu quá nặng nề mà? Bởi nếu thua thì bạn cũng chỉ là 1 trong 99/100 ông thần kém may mắn khác mà thôi. Thành thử thường các tay chơi chỉ tìm đến top 10, top 5 và thật nhiều niềm vui là cung, điều không hề khó đạt được chút nào, nếu thua bạn cũng chỉ nghĩ rằng “cẩn thận hơn một tí”, “bí mật hơn một tí”, “nhanh hơn một tí” là đã sống sót rồi thôi chứ không bị “đì” kinh gì cho lắm.
Sự dễ chơi này đã thu hút một lượng lớn người chơi từ những cậu nhóc tì nhỏ tuổi cho tới các game thủ hardcore đích thực, những người mà vẫn sẽ tìm được sự thỏa mãn to lớn đến từ khả năng phản xạ nhạy bén và óc chiến lược, tính toán của mình. Ai cũng sẽ có đất cho ình trình diễn và ai cũng sẽ nhận lại được sự thỏa mãn của riêng mình.
Chừng đó lí do là đã quá đủ để đưa thể loai jBattle Royale trở thành thể loại game thống trị thế giới game rồi các bạn nhỉ?