Ôn cố tri tân, nhìn lại những điều khiến Xbox One yếu thế trong cuộc chiến console - PC/Console

Trong khi PS4 đang đứng trên đỉnh vinh quang thì tại sao Xbox One lại phải về sau trong cuộc đua console ?

Giờ đây chúng ta đang ở chặng cuối của vòng đời hệ console thứ 8. Thế nhưng có lẽ không cần phải đợi tới tới thời điểm này để khẳng định là PlayStation 4 đã chiếm ưu thế quá lớn. Thậm chí nói thẳng ra là vài năm trước người ta cũng đủ thấy được rằng Xbox One thất thế đến như thế nào và gần như chả có cửa bắt kịp PS4. Với gần 50 triệu máy bán được, Xbox One được cho là nỗi thất vọng không chỉ bởi vì bị PS4 bỏ xa với hơn 100 triệu máy bán ra mà còn bởi vì nó không thể sánh kịp chính thành tích hơn 85 triệu máy của người anh em Xbox 360 (Số liệu đầu năm 2020). Vậy thì Mọt tui xin được đặt ra câu hỏi, đó lại tại sao Xbox One lại yếu thế tới vậy trong cuộc đua console vốn ngang tài ngang sức?

Màn ra mắt và chính sách khó hiểu

Công bằng mà nói thì trước giờ các show trình diễn của Microsoft tại các sự kiện công nghệ lớn như E3 thường không mấy khi để lại ấn tượng tốt. Thế nhưng màn công bố của Xbox One vào năm 2013 thì phải nói là tồi tệ ngoài sức tưởng tượng. Xbox One vốn đã không gây ấn tượng mấy bởi phần cứng hơi thua kém so với đối thủ PS4, thế nhưng Microsoft lại còn cố quảng bá cỗ máy này như thiết bị đa phương tiện cho phòng khách thay vì chỉ là máy chơi game với các chức năng như xem truyền hình, xem phim, truy cập internet, điều khiển bằng giọng nói… Microsoft đã quá cố gắng lấn sân sang các mảng khác mà (cố tình) quên mất rằng game thủ mới là đối tượng khách hàng của Xbox và họ mua cỗ máy này với mục đích chính vẫn là để chơi game chứ không phải xem phim hay lướt web.

Ôn cố tri tân, nhìn lại những điều khiến Xbox One yếu thế trong cuộc chiến consoleÔn cố tri tân, nhìn lại những điều khiến Xbox One yếu thế trong cuộc chiến console

Cùng với đó là giao diện lằng nhằng và thiếu thẩm mỹ khi dường như bê nguyên xi UI/UX của Windows 8 vào. Thế nhưng thứ gây tranh cãi nhất có lẽ là chính sách DRM yêu cầu người dùng phải online liên tục nếu muốn sử dụng cũng như kiểm soát gắt gao đĩa 2nd hand (theo chính sách DRM nếu bạn muốn mua lại đĩa đã qua sử dụng của người chơi khác, bạn phải được sự cho phép của Microsoft?!!). Xbox One nhanh chóng gây ra tranh cãi lớn bởi chính sách DRM này và cỗ máy nhanh chóng bị tẩy chay bởi cộng đồng. Khi chưa có biện pháp chữa cháy hiệu quả nào, Microsoft tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa khi giám đốc IEB (Interactive Entertainment Business) của Microsoft là Don Mattrick tuyên bố một câu xanh rờn là “nếu không muốn online thì hãy mua Xbox 360 đi”. Sau đó khi có game thủ than phiền rằng họ ở vùng nông thôn nơi internet không được ổn định, việc Xbox One bắt online liên tục sẽ là cản trở cho những người như anh chơi game thì có ông nội nào đó tại Microsoft cả gan phát biểu rằng “ai bảo sống ở chỗ khỉ ho cò gáy làm chi”.

" alt=""

Trong khi đó đối thủ Sony đã chỉ việc mượn gió bẻ măng khi trong show trình diễn của PS4, hãng nhấn mạnh rằng đây là máy chơi game, bạn chỉ việc bật nó lên rồi chơi thôi chứ không lằng nhằng rắc rối gì cả. Cùng với đó là cấu hình vượt trội giúp cho PS4 xử lí đồ họa tốt hơn hẳn Xbox One. Kết quả không có gì ngạc nhiên khi PS4 được ủng hộ nhiệt liệt và coi như chiến thắng ở màn ra mắt. Còn về phía Microsoft, sau quá nhiều tranh cãi và chỉ trích, cuối cùng hãng cũng quyết định dẹp hết DRM dù đã khá muộn, dù sao muộn vẫn hơn không làm gì.

Ép người dùng mua Kinect

Lần đầu ra mắt trên nền tảng Xbox 360, Kinect được cho là cách Microsoft chạy theo mốt điều khiển bằng chuyển động của Wii. Không cần tới tay cầm hay thiết bị điều khiển nào khác, Kinect “cách mạng hóa” chơi game thông qua bắt nhịp chuyển động và sử dụng giọng nói của của người dùng để điều khiển. Kinect gặt hái được thành công đáng kể nhờ sự mới lạ, tính tương tác cao và phù hợp với gần như mọi lứa tuổi của nó, qua đó được kỷ lục Guinness ghi nhận là thiết bị điện tử bán chạy nhất với 8 triệu sản phẩm bán ra sau 60 ngày. Đồng thời Kinect Adventure! cũng trở thành tựa game bán chạy nhất trên Xbox 360 với 24 triệu bản bán được. Dù thành công như vậy, thế nhưng Kinect còn rất nhiều bất cập như khả năng bắt nhịp chuyển động còn hạn chế và phương thức điều khiển không kèm tay cầm cũng có sự bất tiện nhất định.

Ôn cố tri tân, nhìn lại những điều khiến Xbox One yếu thế trong cuộc chiến consoleÔn cố tri tân, nhìn lại những điều khiến Xbox One yếu thế trong cuộc chiến console

Bởi thành công mà sản phẩm này đạt được trên Xbox 360, không có gì ngạc nhiên khi Microsoft tung ra Kinect đi cùng với Xbox One. Có điều thay vì là sự lựa chọn kèm theo Kinect lại là hàng đi kèm bắt buộc. Điều đó khiến cho giá của bộ sản phẩm này đắt hơn 100$ so với PS4, nói thẳng ra là Xbox One có giá ngang bằng PS4 thế nhưng đắt hơn 100$ vì “cái tội” đi kèm Kinect. Điều đó khiến cho người mua Xbox One phải bỏ thêm tiền cho một thiết bị chưa chắc họ muốn sử dụng tới. Xbox One vốn đã không có nhiều thiện cảm với cộng đồng vì vụ DRM nay lại càng tự đào hố sâu hơn để chôn mình với trò ép mua kèm Kinect. Đến giữa năm 2014, Xbox One và Kinect mới được bán riêng rẻ, nhưng Microsoft vẫn cố gắng hỗ trợ Kinect bằng hàng loạt các tựa game đa phần là casual. Đến 2017, Microsoft mới chịu chính thức ngừng sản xuất Kinect, kết thúc tham vọng thay đổi bộ mặt ngành game của họ.

" alt=""

Công bằng mà nói thì phương thức điều khiển truyền thống là gần như không thể thay đổi. Người ta từng thích Kinect bởi nó mới lạ, tính tương tác cao và giúp người ta vừa chơi game vừa vận động cơ thể. Tuy nhiên dần dần người ta cũng chán khi thực sự chỉ có vài tựa game casual là phù hợp với Kinect. Giờ đây khi game thực tế ảo VR có tính chân thực, tương tác, độ chính xác và chất lượng cũng như số lượng đầu game vượt trội thì quả thực Kinect chả có cửa cạnh tranh. Việc ép buộc người ta mua Kinect cũng như tập trung quá nhiều vào mảng game hỗ trợ Kinect là một trong những yếu tố khiến cho Xbox One xuống dốc. Bởi vì cuối cùng thì game thủ mua Xbox One hay PS4 cũng là để chơi những tựa game hay theo cách phổ thông chứ không phải để chơi những trò chơi mang tính tiêu khiển giết thời gian như trên Kinect.

Thiếu những sản phẩm độc quyền chất lượng

Cái này thì có lẽ đã là quá rõ rồi. Game độc quyền của PS4 nói cả ngày có khi chả hết, chưa kể việc chúng bao gồm toàn các game chất lượng 5 sao. Trong khi đó game độc quyền Xbox One đã ít, những game thực sự đạt chất lượng trong số đó lại càng hiếm hoi, đáng buồn hơn nữa là phần nhiều các độc quyền Xbox lại là game cho Kinect. Nhìn lại năm 2013 khi console thế hệ thứ 8 mới khởi động, nghe có vẻ khó tin nhưng Xbox One lại có dàn game độc quyền ấn tượng hơn so với PS4. Dù Ryse: Son of Rome không được thành công như mong đơi nhưng Dead Rising 3, Killer Instinct và Forza Motorsport 5 tỏ ra vượt trội hơn hẳn Knack, Killzone Shadow Fall và LittleBigPlanet 3 của PS4. Đó có lẽ cũng là năm duy nhất Xbox One thực sự có lợi thế về mảng game độc quyền so với PS4 bởi dù khởi đầu thiếu ấn tượng thế nhưng kể từ 2014 trở đi Sony liên tục tung ra các tựa game chất lượng.

Ôn cố tri tân, nhìn lại những điều khiến Xbox One yếu thế trong cuộc chiến consoleÔn cố tri tân, nhìn lại những điều khiến Xbox One yếu thế trong cuộc chiến console

Còn về phía Microsoft, họ đã ít các thương hiệu độc quyền nổi tiếng nhưng thay vì đầu tư mạnh hơn vào các IP mới hoặc ít ra là dành sự chú ý cho các IP cũ chưa được tận dụng hết thì công ty này tiếp tục hùng hục đầu tư game Kinect. Một trong những lí do khác được đưa ra đó là Microsoft thường có xu hướng ưu tiên game chơi mạng và co-op hơn phần nào bởi đó là lợi thế của Xbox từ trước tới nay, khiến cho thư viên game trên Xbox One thiếu đa dạng. Tựa game vốn được mong đợi nhất trên Xbox One là Scalebound bị hủy bỏ một cách vô cùng đáng tiếc. Bên cạnh đó, các thương hiệu mang tính biểu tượng như Halo và Gears of War khi vào tay nhà phát triển mới đã không ngừng xuống dốc, làm mất lòng cộng đồng fan. Các tựa game vốn được mong chờ như Crackdown 3, Sea of Thieves, State of Decay 2,… đều ra mắt thiếu hoàn chỉnh và để lại thất vọng lớn (có điều sau này Sea of Thieves và State of Decay 2 đã cải thiện đáng kể).

Nếu phải kể ra những sản phẩm chất lượng và được lòng game thủ nhất của Xbox One thì Mọt tui nghĩ là Gears 5, Sunset Overdrive, 2 phần Ori, Cuphead, dòng game Forza, Halo Wars 2, Titanfall, Rare Replay và Halo: MCC. Tuy nhiên, Ori and the Blind Forest đã lên Switch, Cuphead vốn được phát hành bởi Microsoft giờ đã có cả trên Switch và PS4, Rare Replay và Halo: MCC chỉ đơn giản là tập hợp các game trên thế hệ cũ. Giờ đây có vẻ như Halo Infinite là sản phẩm độc quyền đáng mong đợi cuối cùng trên Xbox One.

Cuộc chiến giữa PS4 và Xbox One đã kết thúc. Với việc Microsoft mua lại hàng loạt các studio game tiếng tăm trong thời gian qua (và nhiều tin đồn về các vụ thâu tóm trong thời gian tới) có thể khẳng định rằng Microsoft đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng hơn cho cuộc chiến trong thế hệ console tiếp theo. Đó là điều chúng ta đều đang mong đợi!