Sẽ như thế nào nếu như Google Stadia ra đời cách đây… 30 năm - PC/Console

Có thể bạn sẽ không tin, nhưng giả dụ Google Stadia xuất hiện vào năm 1990, thì nó vẫn sẽ hoạt động mượt mà ở một mức độ nào đó và chơi được game đấy nhé.

Nền tảng chạy game “hộ” Google Stadia có thể đang không hoạt động đúng như cái cách mà những người tạo ra nó mong muốn, với còn quá nhiều thiếu sót về cả hạ tầng, đường truyền cũng như vấn đề hiển thị 4k không được như quảng cáo. Mặt tích cực nào đó thì bạn có thể chơi Borderlands 3 theo kiểu “mỳ ăn liền” mà không cần download, cũng như kho tàng sẽ mở rộng trong tương lai cũng khá là ấn tượng đấy nhỉ.

Nhưng bỏ qua vấn đề trong tương lai của Google Stadia, hãy nói vui một chút giả dụ như nếu Google hoặc ai đó có nhã hứng muốn phát hành một nền tảng chơi game trên mây này sớm hơn… kiểu 30 năm chẳng hạn, thì bạn có thể hình dung nó sẽ trông như thế nào không?

Nhật Bản và những tựa game bựa nhất thế giới – P.5
Nhật Bản và những tựa game bựa nhất thế giới – P.5
Giữa những game bựa kiểu giả lập làm biến thái và làm đồ tể, thì bạn còn nhiều lựa chọn không lành mạnh cho lắm như bò dưới đất để chụp lén đồ lót con gái.

30 năm trước tức 1990, chà đó quả thực là một quãng thời gian quá lâu kể cả đối với những game thủ thuộc loại “già”. Thực sự thì vào cái năm đó khái niệm chơi game online có lẽ còn chưa tồn tại với nhiều người, nhưng nếu bạn muốn trải nghiệm Google Stadia thì cấu hình tối thiểu sẽ là như sau:

  • Một cái PC với chipset Intel 386SX.
  • Window bản 3.11 hay cao hơn.
  • Một phần cài Stadia đã đăng ký trước (hiển nhiên).
  • Modem
  • Gói kết nối mạng ISDN – hay nhiều người sẽ dể hiểu hơn là kết nối qua băng thông điện thoại.

Giải thích một chút về cái cấu hình “thần thánh” này, dòng chipset Intel 386 là phiên bản trước của Pentium với xung nhịp “hẳn” 16 MHz, chạy trên bản Window 3.11 hỗ trợ card đồ họa và bộ nhớ ảo để bạn còn chơi được game. Vào năm 1990 thì chúng ta sẽ được chơi các game của Nintendo SNES hay Sega Genesis trên Stadia, một cuộc cách mạng kinh khủng đúng không.

Sẽ như thế nào nếu như Google Stadia ra đời cách đây… 30 năm

Cũng giống như cách thức mà Google Stadia ngày nay hoạt động, phiên bản 1990 sẽ truyền tải game từ một nguồn khác và phát trực tiếp lên máy của bạn. Chà với đường truyền ISDN tốc độ cao của 30 năm trước đây, chúng ta có thể truyền hình ảnh với chất lượng lên tới 6 frame/giây đi kèm độ phân giải 320*240 nhé. Mọi việc sau đó chỉ còn là cài đặt Google Stadia , đăng ký gói trả trước của nó và bắt đầu chơi mà thôi.

Chỉ có một vấn đề nho nhỏ nếu như bạn sử dụng Google Stadia cách đây 30 năm, đó là nó sẽ chiếm toàn bộ đường truyền của cả nhà bạn và chúng ta không thể gọi điện thoại khi đang chơi game được. Thứ hai nữa là cũng giống như phiên bản hiện đại, không phải game nào Google Stadia cũng hỗ trợ mượt mà, bạn thấy đó với cái đường truyền chất lượng 1990, thì hầu hết các game hành động với có đồ họa “nặng” như Sonic hay Earthworm Jim sẽ lag lòi cả mắt ra, vì hàng trăm hình ảnh được chồng chéo lên nhau liên tục chỉ trong cái line điện thoại bé tý.

Ninja rời bỏ Twitch là khởi đầu cho một thời đại mới có lợi cho tất cả chúng ta
Việc Ninja rời Twitch là khởi đầu của một thời đại mới nơi sự cạnh tranh thực sự tồn tại và đem lại lợi ích cho tất cả mọi người.

Nhưng mà đừng vội buồn, vẫn còn một vài bom tấn khác mà bạn có thể chơi mượt mà trên Google Stadia phiên bản 1990 như Doom 2 chẳng hạn. Lý do như đã nói là Google Stadia sẽ truyền tải hình ảnh từ một PC khác tới máy của bạn và nếu tựa game nào càng ít hình động, thì nó sẽ càng đỡ lag. Doom 2 là điển hình như vậy, khi ngoại trừ nhân vật thì phần ngoại cảnh của nó gần như là giữ nguyên, vậy nên chúng ta có cái để ăn mừng rồi chứ nhỉ.

Google+Stadia

Mà nhân tiện nói về các dịch vụ hỗ trợ gaming lúc đó, bạn có biết là Sega từng có ý tưởng tạo một store game online thông qua đường cáp Tivi hay không? Cái thứ kì cục này có tên gọi là Sega Channel ra đời vào cuối năm 1994, hồi đó Sega đã phát hành một thiết bị ngoại vi nối vào cái Sega Genesis để có thể download game từ cáp Tivi. Ý tưởng này thực tế đi trước thời đại rất nhiều, các game sẽ được download từ trang chủ của Sega Channel trong cái bộ nhớ trong của máy, khuyết điểm là sau khi bạn tắt máy chúng sẽ tự động bị xóa.

Vào thời kì cực thịnh của mình thì Sega Channel có tới 250 ngàn người đăng kí, đáng tiếc là nó chỉ có phát hành trong phạm vi Mỹ và Canada (giống như Google Stadia). Nhưng do những hạn chế về đường truyền lúc đó, khi cáp tivi thường bị nhiễu nguồn cũng như không có các trạm phát ổn định, một phần nữa là thế giới lúc đó cũng chưa tiếp cận với văn hóa download game như vậy. Vấn đề khác là chi phí duy trì của dịch vụ này khá lớn, khi người dùng phải đóng 25 USD tiền mua thiết bị cũng như 15 USD hàng tháng, vì thế nên Sega Channel chỉ tồn tại được một thời gian ngắn trước khi dừng hẳn vào năm 1998.

Sẽ như thế nào nếu như Google Stadia ra đời cách đây… 30 năm

Thực ra Mọt chỉ chém gió cà khịa Google Stadia chút chơi cho thay đổi không khí giữa lúc căng thẳng cúm gà cúm heo cúm bia mà thôi. Trong lịch sử công nghệ chơi game, các dịch vụ streaming đám mây hay download game luôn luôn phát triển và một số biến mất, liệu Google Stadia có thể trụ lại được trong năm 2020 tới đây hay không, cái đó chỉ có thời gian mới trả lời được.

Nếu bạn là game thủ thì không thể bỏ qua Channel youtube hấp dẫn của Kênh Tin Game: http://bit.ly/2ByvA1e