Thất bại của Ubisoft trong năm 2019 đến từ một “tai họa ngầm” 20 năm - PC/Console

Chúng ta đều biết Ghost Recon Breakpoint là một thất bại thảm hại của Ubisoft trong năm 2019, nhưng mấy ai ngờ đó là điều tất yếu đã bị ấp ủ suốt 20 năm?

2019 là một năm thất bại của Ubisoft. Trong những tháng đầu năm, The Division 2 ra mắt và nhận được nhiều lời khen ngợi nhưng lại không đạt được những mục tiêu doanh thu, trong khi nửa cuối năm lại chứng kiến sự thất bại của Ghost Recon Breakpoint khi vừa bị chỉ trích nặng nề, vừa có doanh số thảm hại. Breakpoint là một đòn nặng nề vào chiến thuật làm game và kinh doanh của Ubisoft, và cú đấm này “có trọng lượng” đến mức nhà phát hành Pháp buộc phải hoãn một loạt ba tựa game AAA sắp ra mắt của mình là Gods & Monsters, Watch Dogs Legion và Rainbow Six Quarantine, chấp nhận sự trượt dốc của cổ phiếu mà họ biết sẽ theo sát sau đó.

Nhưng sự thất bại của Ubisoft có vẻ không phải ngẫu nhiên, mà là tất nhiên – đó là kết quả của một quá trình dài đến 20 năm, khởi đầu với sự ra đời của một bộ phận đặc biệt trong hàng ngũ Ubisoft.

Thất bại của Ubisoft trong năm 2019 đến từ một “tai họa ngầm” 20 năm

Biên tập… game!

Mọt tui đang muốn nói tới đội ngũ “Editorial,” hay nôm na là các “biên tập game” của Ubisoft. Đây là một nhóm có khoảng 100 nhân sự bao gồm nhiều nhà thiết kế, sản xuất game làm việc tại trụ sở Ubisoft Paris, chịu trách nhiệm uốn nắn và lèo lái định hướng game của Ubisoft trong 20 năm qua, kể từ lúc họ được thành lập. Đội ngũ này không trực tiếp làm game, nhưng có ảnh hưởng cực lớn lên quá trình phát triển các tựa game trong nội bộ Ubisoft bởi họ có quyền can thiệp vào thiết kế và gameplay của mọi tựa game do Ubisoft phát triển và phát hành.

Tuy nhiên sau những thất bại mà Ubisoft nếm trải trong năm 2019, nhà phát hành này quyết định tái cấu trúc nhóm Editorial. “Chúng tôi sẽ tăng cường đội ngũ Editorial để giúp họ linh hoạt hơn và bám sát các đội ngũ làm game trên khắp thế giới trong khi họ làm ra những trải nghiệm game hấp dẫn nhất cho game thủ,” Ubisoft cho biết. Mục tiêu chính của đợt tái cấu trúc này là làm cho các tựa game của Ubisoft trong tương lai có những đặc điểm riêng. Trước đây, Ubisoft từng bị chỉ trích là dùng quá nhiều tính năng tương tự nhau trong các tựa game của mình, khiến tổng giám đốc Yves Guillemot phải đứng ra nói rằng họ sẽ cố gắng cải thiện điều đó trong tương lai.

Thất bại của Ubisoft trong năm 2019 đến từ một “tai họa ngầm” 20 năm

Theo những thông tin mà Mọt được biết và những gì Ubisoft nói trong thông báo mới nhất của mình, đội ngũ Editorial của Ubisoft là những người đã tạo ra một “tầm nhìn” thống nhất cho mọi tựa game của Ubisoft. Công việc của họ là cố vấn cho các studio làm game, đồng thời truyền tải những tính năng thành công từ game này sang game khác, kinh nghiệm từ dự án này sang dự án khác trong nội bộ Ubisoft. Đây cũng chính là những người đẩy Ubisoft đến định hướng làm game open world, thúc đẩy những trò chơi có yếu tố online, đồng thời yêu cầu các tựa game Ubisoft phải có chút gì đó từ hiện thực, nhưng tránh động chạm đến những vấn đề trong đời thực.

Đối với một công ty làm game, sự tồn tại của một đội ngũ như thế này giúp việc làm game đơn giản đi rất nhiều. Khi bạn nhìn thấy tính năng leo tháp xuất hiện trong Far Cry, Assassin’s Creed, Watch Dogs, đó là nhờ họ. Khi bạn thấy co-op 4 người xuất hiện trong The Division, Ghost Recon (có tin đồn là cả bản Assassin’s Creed sắp tới với tên gọi Ragnarok cũng sẽ co-op 4 người), đó cũng là nhờ họ. Sự tồn tại của đội ngũ này trong vai trò đầu não để điều hành và phân phối các tính năng hấp dẫn mà các studio của Ubisoft tạo ra trong các trò chơi của họ, giảm bớt thời gian cần thiết để tạo ra một trò chơi.

id Software tiết lộ thiết kế gameplay lạ lùng của Doom Eternal
id Software tiết lộ thiết kế gameplay lạ lùng của Doom Eternal
Doom Eternal dạy cho bạn biết rằng nếu gặp ác quỷ thì bạo lực là cách giải quyết mọi vấn đề, và nếu chưa giải quyết được vấn đề thì bạn chưa đủ bao lực.

Tai họa ngầm

Nhưng theo Mọt, sự tiện lợi mà đội ngũ này đem lại ẩn tàng những tai họa ngầm và chúng đã trồi lên mặt nước trong năm 2019. Game không phải là một bài báo hay một mẩu tin thời sự nơi mọi thứ đều có chuẩn mực, mà là một sản phẩm đòi hỏi sự sáng tạo và đổi mới. Khi một nhà phát hành lớn như Ubisoft phụ thuộc vào sự sáng tạo của một nhóm người suốt hàng chục năm trời, sự trùng lặp, cạn ý tưởng là khó tránh khỏi. Bạn đã thấy hậu quả của chiến thuật này trong Ghost Recon Breakpoint: trò chơi bị chỉ trích không chỉ vì tràn ngập bug và microtransaction, mà còn vì nó bị nhồi nhét đầy những tính năng gameplay hoàn toàn xa lạ với các fan của series, nhưng lại rất quen thuộc với fan của… The Division. Nhặt nhạnh những khẩu súng với cấp bậc và chỉ số? The Division. Kẻ địch của bạn có hàng núi Drone? The Division. Đấu với những con trùm? The Division. Buộc phải online? Cũng là The Division. Thế thì tại sao phải bỏ 60 USD để chơi Breakpoint trong khi bạn có thể chơi The Division 2?

Những bí quyết để có cuộc chơi thú vị hơn với Ghost Recon: Breakpoint

Cái gì cũng giống The Division thì chơi The Division chứ chơi Ghost Recon làm chi?

Nếu bạn chưa biết, trước thời điểm Ubisoft đưa ra quyết định tái cấu trúc này, Ubisoft luôn giao phó các tựa game của mình cho ít nhất một nhà thiết kế và một nhà sản xuất trong nhóm này, và cả hai sẽ giám sát các dự án từ ghế của mình ở Ubisoft Paris. Họ sẽ đưa ra các hướng dẫn cho đội ngũ làm game, nhưng tất cả các hướng dẫn này đều phải theo định hướng của sếp tổng Editorial, ông Serge Hascoet.

Giờ đây, Ubisoft đã nhận ra vấn đề của mình và quyết định thay đổi. Sếp cũ Serge Hascoet vẫn giữ nguyên chức vụ trưởng bộ phận của mình, nhưng theo một số nguồn tin, Ubisoft sẽ nâng số lượng “sếp phó” lên 7 và trao cho họ nhiều quyền hành hơn nhằm để Serge Hascoet có thời gian giám sát về tổng thể hơn là phải theo sát tất cả mọi dự án. Mỗi sếp phó của nhóm Editorial sẽ chịu trách nhiệm cho một thương hiệu và có quyền định hướng các trò chơi thuộc thương hiệu đó trong tương lai, còn ông Hascoet chỉ kiểm tra các dự án khi chúng đạt đến những mốc nhất định.

Thất bại của Ubisoft trong năm 2019 đến từ một “tai họa ngầm” 20 năm

Ông Serge Hascoet.

Đây là một thay đổi mà Mọt tui cảm thấy rất đáng hoan nghênh. Khi tất cả các thương hiệu game của Ubisoft không còn bị quy về một mối, chúng ta có thể tin rằng những tựa game mới mà nhà phát hành này cho ra mắt trong tương lai sẽ không còn là những bản sao của nhau như hiện tại. Ngay cả trong trường hợp chúng ta không kịp nhìn thấy những thay đổi đáng kể với ba tựa game Gods & Monsters, Watch Dogs Legion và Rainbow Six Quarantine bởi chúng đã được phát triển từ lâu và gần đến thời điểm hoàn thành, những tựa game mới phát hành sau đó hẳn sẽ được lợi từ sự thay đổi này khi chúng có sự tách biệt rõ ràng về thiết kế gameplay.

Thất bại của Ubisoft trong năm 2019 đến từ một “tai họa ngầm” 20 năm

Gods & Monsters

Đây là một trong ba điều mà tổng giám đốc Ubisoft Yves Guillemot nói rằng Ubisoft đã thay đổi hồi tháng 10/2019. Theo ông, Ubisoft sẽ kéo giãn thời gian giữa các tựa “game dịch vụ” của mình nhằm thu hút game thủ, các tựa game đó phải có thời gian phát triển đủ dài để tạo ra sự sáng tạo trong gameplay, và chúng phải khác biệt nhau chứ không thể là bản sao của nhau như hiện tại. Bởi những thay đổi này, một tựa game mà Ubisoft Montreal đang phát triển và đã đạt được nhiều tiến độ đã bị hủy bỏ hồi tháng 12/2019, trong khi một số game khác được xem xét lại nhằm tạo ra sự khác biệt cần thiết trong gameplay.

Nếu bạn là game thủ thì không thể bỏ qua Channel youtube hấp dẫn của Kênh Tin Game: http://bit.ly/2ByvA1e