The Evil Within tại sao nên được làm lại?

The Evil Within có vẻ như đã bị bỏ rơi vô thời hạn, nhưng loạt game kinh dị sinh tồn này xứng đáng được remake, remaster hoặc ra mắt phần ba.

TIN LIÊN QUAN
The Evil Within

Nhiều khả năng Tango Gameworks sẽ chỉ remake hoặc remaster lại IP để các game thủ hiện đại đánh giá xem nó có còn tiềm năng với những người chơi mới hay không.

The Evil Within của Tango Gameworks và Bethesda là một tác phẩm kinh dị siêu thực. Sự kết hợp giữa tâm lý sinh tồn kinh dị và hành động góc nhìn thứ ba của The Evil Within được bắt nguồn từ Shinji Mikami của Resident Evil nổi tiếng, nhưng mặc dù đủ thành công để ra mắt phần tiếp theo, The Evil Within vẫn chưa đưa ra bất kỳ kế hoạch nào để tiếp tục series. Trong trường hợp The Evil Within vẫn tiếp tục thì có nhiều tuyến đường mà nó có thể thực hiện.

Phần game The Evil Within đầu tiên tập trung nhiều hơn vào các hành lang ngột ngạt và các hình ảnh đánh vào tâm lý, trong khi phần tiếp theo giới thiệu một khu vực thế giới mở thu nhỏ với các nhiệm vụ phụ. Cả hai đều được người hâm mộ yêu thích, và sẽ rất thú vị để xem Tango Gameworks có thể tạo ra một phần thứ ba hấp dẫn hay không. Thế nhưng tuy đó là điều game thủ muốn, nhiều khả năng Tango Gameworks sẽ chỉ remake hoặc remaster lại The Evil Within để các game thủ hiện đại đánh giá xem nó có còn tiềm năng với những người chơi mới hay không.

The Evil Within có thể được remake hoặc remaster cho các game thủ mới

Có nhiều cải tiến về hệ thống mà một bản game làm lại có thể đem đến cho The Evil Within sẽ giúp lối chơi của nó trở nên hiện đại hơn.

Tất nhiên chúng ta đều biết rằng tựa game không thực sự cần một bản game remake. Các bản game remake thường được ra mắt bởi vì các trò chơi gốc đã cũ hoặc lỗi thời, do đó cần cải tiến đáng kể về hình ảnh và lối chơi để có thể hiện đại hóa trò chơi cho một thế hệ mới. Cộng đồng game thủ có thể thấy rằng The Evil Within hay phần tiếp theo của nó chưa thực sự lỗi thời, nhưng khi phần trò chơi đầu tiên sắp kỷ niệm 10 năm thương hiệu, có vẻ như đây là thời điểm khá thích hợp để đánh giá xem liệu có thể remake hoặc remaster lại tựa game hay không. Phần cũng là vì 10 năm là một khoảng thời gian dài và phần cũng là vì series nên có một món quà kỷ niệm khoảng thời gian trọng đại này.

The Evil Within có nhiều chỗ chưa thực sự làm tốt giống như bất kỳ trò chơi hành động góc nhìn thứ ba nào khác, nhưng chuyển động và hệ thống thể lực của tựa game là một điểm đáng tranh cãi mà một bản game remake hoặc remaster hoàn toàn có thể cải thiện. Chúng ta hiểu rằng việc đem hệ thống thể lực vào The Evil Within là nhằm mục đích ngăn người chơi chạy thoát một cách thoải mái khỏi kẻ thù, nhưng thật khó hiểu khi Sebastian Castellanos không thể chạy được quá 10 giây mà không bị mệt và đứng thở.

Có nhiều cải tiến về hệ thống mà một bản game làm lại có thể đem đến cho The Evil Within sẽ giúp lối chơi của nó trở nên hiện đại hơn. Trong khi đó các bản cập nhật đồ họa sẽ giữ nguyên tông màu và bầu không khí mà The Evil Within gốc đã có, nhưng đi kèm với hình ảnh và hiệu suất mượt mà hơn cho thế hệ game thủ hiện tại.

Thật không may là thương hiệu có vẻ như đã không có doanh thu đủ tốt để tiếp tục phần thứ ba, nhưng một bản game remake hoặc remaster sẽ có khả năng tái tạo lại series theo cách thuận lợi hơn. Các chi tiết cốt truyện cũng có thể được thay đổi nếu xem xét đến việc ra mắt một bản game remake, nhưng điều đó tốt nhất nên được dành cho phần tiếp theo hoàn toàn mới hoặc một phần game không liên quan cốt truyện chính nhưng có liên kết tới vũ trụ The Evil Within.

The Evil Within có thể ra mắt một phần thứ ba

Mặc dù câu chuyện của Sebastian xem ra đã kết thúc, nhưng việc anh có thể trở lại trong một phần khác cũng là điều hợp lý và đáng hoan nghênh.

Nếu không có lý do bất cập nào khác thì việc The Evil Within ra mắt một bản remake hoặc remaster để làm mới thương hiệu cũng sẽ mở ra cánh cửa cho một phần tiếp theo khác. Alan Wake Remastered là một bản cập nhật đồ họa cơ bản được tung ra nhằm cố gắng nhắc nhở người hâm mộ về sự tồn tại của nó và mời chào một thế hệ game thủ mới để chuẩn bị cho phần tiếp theo sắp ra mắt. The Evil Within có thể thực hiện một chiến lược tiếp thị tương tự để tạo cơ hội cho nó ra một phần tiếp theo khác. Một bản game remake đáng kể với những thay đổi thực tế đối với lối chơi sẽ được ưu tiên hơn, nhưng một bản game remaster đơn giản cũng sẽ rất thú vị khi đồ họa và hiệu suất công nghệ thế hệ hiện tại đã mở đường cho những tính năng như ray-tracing, hỗ trợ VRR, v.v. vào các tựa game cũ.

Những vũng máu khổng lồ của Evil Within có thể trông đáng kinh ngạc và chân thực hơn với những gợn sóng khi người chơi lội qua chúng. Hơn nữa, những kẻ địch trong tựa game như Laura sẽ trông tuyệt vời với các mô hình nhân vật có chi tiết tốt hơn trong sáng tạo ghê tởm của chúng. Nếu một phần game hoàn chỉnh tiếp theo hoặc một phần game không liên quan Sebastian được công bố, nó chắc chắn sẽ có đồ họa sánh ngang với các trò chơi kinh dị sinh tồn hiện đại khác.

Mặc dù câu chuyện của Sebastian xem ra đã kết thúc ở phần cuối của The Evil Within 2, nhưng việc anh ta có thể trở lại trong một phần khác cũng là điều hợp lý và đáng hoan nghênh. Nếu không, sẽ thật tuyệt khi thấy một phần mới diễn ra ở một địa điểm khác với các nhân vật khác nhau để tái tạo hoàn toàn thương hiệu, và có lẽ là cả hướng nó theo một hướng đi khác mà Tango Gameworks có thể duy trì lâu dài.

Tango Gameworks từ khi kết thúc The Evil Within 2 đã phát triển Ghostwire: Tokyo, vốn từng có nguồn gốc là The Evil Within 3. Kể từ đó họ có vẻ như không có kế hoạch khai thác The Evil Within nữa, nhưng vẫn còn có rất nhiều tiềm năng với thương hiệu đầu tay của Tango Gameworks, và sẽ thật đáng tiếc với các game thủ đã trót yêu mến series này nếu nó bị bỏ quên vô thời hạn.