Cuộc sống ở ngôi làng ẩm ướt nhất thế giới... chưa bao giờ thấy mặt trời

Vừa qua, ngôi làng mang tên Mawsynram nằm ở độ cao 1500m vừa được xác nhận kỷ lục Guinness là "nơi ẩm ướt nhất thế giới".

Vừa qua, ngôi làng mang tên Mawsynram nằm ở độ cao 1500m vừa được xác nhận kỷ lục Guinness là “nơi ẩm ướt nhất thế giới”.

TIN LIÊN QUAN

Nằm ở cách Shillong, thủ phủ của bang Meghalaya (Ấn Độ) khoảng 2 tiếng đi oto là  những ngọn đồi Khasi ở độ cao gần 1.500m, nơi tọa lạc của ngôi làng Mawsynram nổi tiếng – được xác nhận kỷ lục Guinness là “nơi ẩm ướt nhất thế giới”.

Từ trước đến nay, lượng mưa lớn kéo các dòng không khí mùa hè quét qua các vùng đồng bằng ngập nước của Bangladesh đã tích tụ hơi ẩm và đẩy về phía Bắc Ấn Độ. Khi những đám mây trôi xuống những ngọn đồi dốc của Meghalaya, chúng bị “ép” qua khí quyển và bị nén đến mức  không thể giữ được độ ẩm của mình, gây ra những cơn mưa gần như triền miên tại ngôi làng này.

Liên tục là những trận mưa lớn trút xuống ngôi làng này, gần như ngày nào cũng vậy. Đỉnh điểm là vào tháng 6 và tháng 7, mưa nặng hạt với lưu lượng trung bình lên đến hơn 7000mm. Mưa lớn cũng đi kèm với sạt lở đất khiến cho địa hình ngôi làng cũng có phần hiểm trở. Điều này vô tình tạo ra một công việc cho những người đàn ông trong làng, đó là dọn sạch và thông đường sau mỗi cơn mưa với tiền công là 2,6 USD/ngày (hơn 60.000 VNĐ).

Nhập gia tùy tục, sống ở đâu thì theo ở đấy, để đối phó trình trạng này, người dân trong làng phải chế ra những tấm “mái che” giống như mai rùa, gọi là Knups. Knups được đan bằng sậy hoặc nan tre, đủ che từ đầu đến đầu gối. Gần như lúc nào ra đường họ cũng phải mang chúng theo nếu không muốn dính nước mưa.

Theo đó, những ngôi nhà trong làng cũng phải có phần mái được gia cố đặc biệt. Chúng được lót thêm nhiều lớp tôn để tránh tiếng ồn quá to do mưa ảnh hưởng đến cuộc sống.

Đặc biệt, ngôi làng này có một cây cầu đặc biệt, gọi là  “cây cầu sống” bắc qua các thung lũng ngập nước mưa. Trong nhiều thế kỷ, người dân địa phương đã đào rễ cây cao su theo những cách đặc biệt để chúng tự tạo thành những cây cầu vững chắc, chúng khá bền so với những cây cầu nhân tạo khác.

Sự độc đáo về khí hậu và thời tiết mở ra cơ hội về du lịch cho ngôi làng này. Các du khách rất thích đến đây tham quan vẻ đẹp hoang sơ và chiêm ngưỡng những trận mưa lớn, có phần khá lãng mạn. 70% diện tích bang Meghalaya là rừng, do đó ngôi làng Mawsynram cũng được che phủ bởi màu xanh bất tận của cây cối, đem đến cho du khách bầu không khí trong lành thoáng mát.

Ngoài ra, những cơn mưa lớn còn giúp ngôi làng tích trữ lượng lớn nước sạch vào những mùa khô.

Xem thêm: CEO TikTok thừa nhận có thể truy cập toàn bộ dữ liệu người dùng