2 kênh Youtube của VETV đồng loạt bị hack, chuyển sang quảng cáo... bitcoin

Vụ việc đang gây hoang mang cực độ trong cộng đồng LMHT Việt Nam.

Mới đây, cộng đồng Youtube Việt Nam đã bị một phen choáng váng khi chứng kiến rất nhiều kênh Youtube đình đám bỗng dưng bị chiếm quyền quản lý và đồng loạt phát sóng một đoạn clip quảng cáo Bitcoin.

2 kênh Youtube chính thức thuộc quyền sở hữu của VETVVietnam Esports TV với gần 3 triệu lượt theo dõi và VETV7 Esports với hơn 1,6 triệu người theo dõi cũng chịu chung số phận, khi những nội dung mà chúng đăng tải không còn là về LMHT mà là về quảng cáo tiền ảo.

2 kênh Youtube của VETV đồng loạt bị hack, chuyển sang quảng cáo... bitcoin - Ảnh 1.

Một bức ảnh lan truyền trên mạng xã hội còn cho thấy các quản trị viên của kênh Youtube VETV7 Esports đã bị tước quyền quản trị kênh. Và đáng nói hơn, điều này đã xảy ra đồng loạt với rất nhiều kênh Youtube đình đám tại Việt Nam như HuymeProductions, Action C, The Reviewer...

2 kênh Youtube của VETV đồng loạt bị hack, chuyển sang quảng cáo... bitcoin - Ảnh 2.

Các quản trị viên của Action C cho biết họ đã gửi kiến nghị lên Ban điều hành Youtube để làm rõ vấn đề này. Trong khi đó, đoạn clip quảng cáo Bitcoin trên Vietnam Esports TV và VETV7 Esports hiện tại cũng đã được gỡ bỏ.

Có vẻ như Ban quản lý của VETV đã khắc phục được vụ việc, tuy nhiên, những diễn biến đã qua cũng khiến cộng đồng game thủ LMHT Việt Nam dính một phen "hết hồn", bởi lẽ điều đó cho thấy công tác bảo mật tài khoản của Youtube đang thực sự gặp vấn đề.

Theo một số thông tin mới nhất, những đối tượng lừa đảo này sẽ nhắm mục tiêu vào các kênh Youtube hay tổ chức livestream để tấn công, với một phương thức có thể vô hiệu hóa cả tính năng bảo mật 2 lớp của Google.

2 kênh Youtube của VETV đồng loạt bị hack, chuyển sang quảng cáo... bitcoin - Ảnh 3.

Hiện tại người dùng được khuyến cáo không mở những mail lạ hoặc bấm vào bất cứ đường link được gửi qua các email không rõ nguồn gốc. Được biết, những hành vi chiếm đoạt kênh Youtube để phát video lừa đảo này đã xuất hiện từ đầu năm 2020, nhưng đến hiện tại, người dùng ở Việt Nam mới lần đầu tiên phải hứng chịu một đợt "tấn công" quy mô lớn như vậy.