Cười không nhặt được mồm với hoạt sạn trong Tây Du Ký, thời đấy Đường Tăng đã có áo sơ mi để mặc rồi sao?

Không ít khán giả tin mắt đã phát hiện ra trong bộ phim huyền thoại Tây Du Ký có nhiều hạt sạn ngớ ngẩn. Nắp cống, đồng hồ, áo sơ mi lần lượt xuất hiện trong phim một cách "sai trái". 

Được đánh giá là một trong những bộ phim kinh điển của điện ảnh Trung Quốc, "Tây Du Ký" phiên bản năm 1986 luôn được khán giả yêu mến dù đã hơn 30 năm trôi qua.

Tại thời điểm đó, đoàn làm phim đã phải chịu nhiều khổ cực để cho ra đời một tác phẩm hoành tráng, trở thành "bom tấn" của thập niên 80. Cũng vì thế, mà nhiều người yêu thích bộ phim đã chỉ ra không ít "hạt sạn" khá lộ liễu, xuất hiện ở cả diễn viên và phần hậu kỳ. 


Những tưởng đây chỉ là một cảnh quay hết sức bình thường, thì phía sau Đường Tăng lại đang lấp ló một chiếc nắp cống. Có người hài hước nhận xét rằng, phải chăng thời đó đường xá đã được quy hoạch cẩn thận, thậm chí có cả hệ thống thoát nước ngầm. 


Khi Đường Tăng và Tôn Ngộ Không đến Thiên Trúc, khán giả có thể thấy rõ cánh tay đeo đồng hồ của nhân viên hậu trường ở phía sau. Tuy nhiên, do cảnh quay ngắn và có nhiều nhân vật trong khung hình, nên ít ai nhận ra điều này. 


Trong một cảnh phim, vị trí chỗ ngồi của Xà Trì Vương hậu và Hoàng Đế bỗng nhiên thay đổi chỉ trong vài tích tắc. Đây có lẽ là do khi chuyển cảnh, các diễn viên bỗng nhiên "quên" mất vị trí của mình. 


Nhân vật Bạch Thử Tinh hay còn gọi là Chuột tinh do người đẹp Thường Thanh thủ vai cũng có sự biến hóa chỉ trong nháy mắt. Búi tóc của Chuột tinh đang gọn gàng trong cảnh trước thì đột nhiên biến thành buông xõa trong khung cảnh sau. 


Để tiết kiệm tối đa kinh phí, đoàn làm phim đành phải hạn chế sử dụng kỹ xảo và thay vào đó là tìm cách "ứng phó" với các cảnh phim. Vì thế, trong đoạn Hồng Hài Nhi ngồi trên tòa sen, các nhân viên hậu trường đã nghĩ ra việc dán mũi giáo vào chân diễn viên bằng băng dính. 


Khi thầy trò Đường Tăng gặp phải một cô gái bị nạn trong rừng, có khán giả tinh mắt phát hiện chiếc dây trói đã tự "hóa phép" thay đổi vị trí. 


Một số nhân viên trong đoàn làm phim đã vô tình lọt vào ống kính và được xuất hiện trên màn ảnh nhỏ của hàng triệu khán giả về sau. 


Trong tập Tôn Ngộ Không đến mượn quạt Ba Tiêu của Thiết Phiến công chúa, chiếc bình là đạo cụ trong phim liên tục ẩn hiện, làm cho người xem phải đặt câu hỏi liệu chiếc bình có phải là một phép thần thông khác của Mỹ Hầu Vương. 


Vẫn biết rằng kinh phí làm phim eo hẹp, vậy nên trang phục của các diễn viên đều sẽ được giản lược, nhưng tại cảnh quay này, chiếc áo bên trong của nam diễn viên bị lộ rõ. 


Tại một phân cảnh khác, đoàn làm phim lại tiếp tục mắc lỗi trang phục khi để cho Đường Tăng diện áo sơ mi hiện đại bên trong áo cà sa. 

Mặc dù còn nhiều lỗi, nhưng Tây Du Ký phiên bản 1986 đã đem đến cho nhiều thế hệ những kỷ niệm đẹp đẽ khó quên. Chính những lỗi này đã khiến cho công chúng thêm yêu quý và cảm thông với sự thiếu thốn khi quay phim của đạo diễn Dương Khiết.