Nghệ thuật đôi khi lại chính là nguồn cảm hứng cho nghệ thuật. Các danh họa nổi tiếng trên thế giới đã nhiều lần để lại những tác phẩm nổi tiếng, mang ý nghĩa triết học và nhân văn lớn lao. Chính vì thế, Hollywood cũng không ngại ngùng gì mà "tận dụng" những bức họa này, từ đó mang tới các tác phẩm khiến người xem phải choáng ngợp. Việc để cảnh phim "bắt chước" các bức tranh nổi tiếng có thể khiến khán giả ngay lập tức hiểu được cảm xúc, ý đồ và nội dung mà đạo diễn muốn truyền tải.
Dưới đây chính là 13 lần Hollywood khiến toàn dân thiên hạ mê mẩn khi sử dụng nghệ thuật để "tái tạo" nghệ thuật.
1. Dunkirk (2017) và Wanderer above the Sea of Fog (1818)
"Siêu phẩm" chiến tranh của đạo diễn Christopher Nolan đã mang đến rất nhiều cảnh phim hùng vĩ và tráng lệ, nhưng ít ai biết có phân cảnh đã được lấy cảm hứng từ tranh vẽ!
2. Shutter Island (2010) và The Kiss (1907-1908)
Cho dù có sự khác biệt về quần áo, thế nhưng cảm xúc mà bộ phim Shutter Island lẫn bức tranh The Kiss mang lại đều khá tương đồng
3. Psycho (1960) và House by the Railroad (1925)
Bức tranh House by the Railroad đã mang lại một ngôi nhà có phần ma mị, bí ẩn và cô độc - chính xác những gì bộ phim kinh dị huyền thoại Psycho cần
4. Moonlight (2016) và La robe du soir (1954)
Hình ảnh một người đứng im lặng trước biển đêm dậy sóng luôn khơi gợi những cảm giác sầu muộn, lạnh lẽo và cô độc trong mắt người xem
5. Inception (2010) và Ascending and Descending (1960)
Inception hoàn toàn không phải là tác phẩm đầu tiên giới thiệu phong cách kiến trúc kỳ dị này tới công chúng!
6. Django Unchained (2012) và The Blue Boy (1770)
7. Inherent Vice (2014) và The Last Supper (1495-1498)
Bức họa huyền thoại The Last Supper được mô phỏng lại trong Inherent Vice và còn kha khá các tác phẩm khác nữa
8. Melancholia (2011) và Ophelia (1851–1852)
Cảnh phim "bèo dạt mây trôi" đẹp đến kỳ lạ của Melancholia hóa ra lại có nguồn cảm hứng từ thế kỷ 19!
9. Marie Antoinette (2006) và Napoleon Crossing the Alps (1801)
10. Frida (2002) và Frida and Diego Rivera (1931)
Không ngạc nhiên khi 2 bức hình này giống nhau đến vậy, vì bộ phim Frida được sản xuất như một tác phẩm về cuộc đời của nghệ sĩ siêu thực Frida Kahlo
11. Forrest Gump (1994) và Christina’s World (1948)
Bức tranh Christina’s World dù lấy bối cảnh ở giữa cánh đồng, tuy nhiên được nhiều người diễn giải rằng cánh đồng mênh mông đó chính là tâm trí của cô gái
12. The Thomas Crown Affair (1999) và The Son of Man (1964)
Bức tranh này chính là tác phẩm nổi tiếng nhất của họa sĩ theo trường phái siêu thực René Magritte. Theo ông, trái táo che khuôn mặt của người đàn ông thể hiện mối quan hệ giữa cái hữu hình đang bị ẩn giấu và cái hữu hình đang hiện hữu
13. Girl with a Pearl Earring (2003) và Girl with a Pearl Earring (1665)
Nữ diễn viên Scarlett Johansson thực sự đã có màn thủ vai ấn tượng trong bộ phim này, dù có khác ở màu áo thì vẫn khiến khán giả thất thần vì sự tương đồng!
Nguồn ảnh: BrightSide