Yêu quái duy nhất trong Tây Du Ký cản trở thầy trò Đường Tăng thỉnh kinh mà không bị trừng phạt là ai?

Những yêu quái cản trở thầy trò Đường Tăng đi thỉnh kinh đều chịu chung kết cục hoặc là bị tiêu diệt hoặc bị thần, Phật thu phục nhưng có một yêu quái lại nhận được kết cục tốt đẹp đó là Thiết Phiến công chúa.

Thiết Phiến công chúa (còn gọi là Bà La Sát) là vợ của Ngưu Ma Vương, mẹ của Hồng Hài Nhi. Bà nắm trong tay món bảo bối vô cùng lợi hại là Quạt Ba Tiêu. Quạt Ba Tiêu có nguồn gốc tại núi Côn Luân. Nó có công năng vô cùng vô tận, quạt một cái thì lửa tắt, quạt hai cái thì sinh gió, quạt ba cái thì mưa rơi. Nếu người bị quạt trúng có thể bay xa tới ngàn dặm mới ngừng.

Trong Tây Du Ký, kiếp nạn tại Hỏa Diệm Sơn đã khiến 4 thầy trò Đường Tăng một phen lao đao bởi "lửa bốc ngùn ngụt tám trăm dặm, xung quanh một tấc cỏ cũng không mọc được. Đi qua ngọn núi ấy à, dù có mình đồng da sắt cũng chảy ra nước hết".

Yêu quái duy nhất trong Tây Du Ký cản trở thầy trò Đường Tăng thỉnh kinh mà không bị trừng phạt là ai? - Ảnh 1.

Trong khi đó chỉ có Quạt Ba Tiêu của Thiết Phiến công chúa mới dập được lửa nên Tôn Ngộ Không phải 3 lần lặn lội đi mượn món bảo vật này. Tuy nhiên, vì còn nhớ chuyện Tôn Ngộ Không khiến Hồng Hài Nhi bị Quan Âm Bồ Tát thu phục khiến hai mẹ con phải sống xa nhau nên bà kiên quyết không cho mượn.

Như vậy có thể coi nương tử của Ngưu Ma Vương đã cản trở thầy trò Đường Tăng đi thỉnh kinh nhưng bà không những không phải chịu bất cứ một hình phạt nào mà còn từng bước được thăng lên làm chính quả. Tại sao lại như vậy?

Yêu quái duy nhất trong Tây Du Ký cản trở thầy trò Đường Tăng thỉnh kinh mà không bị trừng phạt là ai? - Ảnh 2.

Trước hết, phải tìm hiểu lai lịch của Thiết Phiến công chúa. Theo nguyên tác, xuất thân của bà từng được Ngưu Ma Vương nhắc tới trong đoạn nói chuyện với vợ bé Ngọc Diện công chúa – khi nàng Hồ Ly tinh mách rằng có kẻ nói làm theo lệnh của Thiết Phiến công chúa đến rước chồng về (kẻ này do Tôn Ngộ Không giả danh): "Chẳng dám nói giấu mỹ nhơn, tuy động Ba tiêu ở chẻ mặc dòng, chớ thanh tịnh nghiêm trang lắm. Còn Thiết Phiến công chúa là tiên nữ, không phải tầm thường, dầu con trai nên mười cũng không cho vào cửa động, lẽ nào lại cậy hòa thượng ấy mà qua rước ta. Có khi con yêu nào nó giả hình, tìm ta có chuyện chi đó, để ta coi thử là ai". Tuy không nêu rõ xuất thân của Bà La Sát nhưng qua lời nói của Ngưu Ma Vương ta có thể thấy lai lịch của bà không phải tầm thường.

Yêu quái duy nhất trong Tây Du Ký cản trở thầy trò Đường Tăng thỉnh kinh mà không bị trừng phạt là ai? - Ảnh 3.

Hơn nữa, Bà La Sát vốn là người có tấm lòng lương thiện, người dân có thỉnh cầu thì nhất định sẽ không từ chối. Năm xưa chính vì Tôn Ngộ Không đạp đổ lò bát quái mà gây nên đại hỏa hoạn ở Hoả Diệm Sơn khiến người dân sống quanh đó rơi vào cảnh đói khổ, lầm than. Có trong tay Quạt Ba Tiêu, Thiết Phiến công chúa đã đứng ra dập lửa, giúp cho mưa thuận gió hòa từ đó người dân mới thoát khỏi cảnh cơ hàn.

Do đó Bà La Sát còn được dân chúng gọi là Thiết Phiến Tiên (Tiên quạt sắt), cái tên "Thiết phiến công chúa" cũng là do cư dân trong vùng Hỏa diệm Sơn đặt cho bà. Điều này được nhắc đến trong nguyên tác như sau: "Tiên quạt sắt có cây Quạt Ba tiêu, quạt một cái thì lửa tắt, quạt hai cái thì sanh gió, quạt ba cái thì mưa xuống. Chúng tôi làm ruộng mới có nếp mà làm bánh. Bằng không thì cỏ mọc cũng chẳng đặng" và đoạn "Thiên hạ xứ này, cứ mười năm đậu bạc tiền và mua lễ vật, thịt, dê, heo, ngỗng, đồng ăn chay tắm gội, đem lễ đi thỉnh tiên Thiết Phiến đến quạt một kỳ".

Rõ ràng, khác với các quái vật chỉ biết ăn thịt, uống máu hại người, Thiết phiến công chúa là người có tấm lòng từ bi, biết quý sinh mạng con người nên được người dân yêu quý, kính trọng.

Yêu quái duy nhất trong Tây Du Ký cản trở thầy trò Đường Tăng thỉnh kinh mà không bị trừng phạt là ai? - Ảnh 4.

Bên cạnh đó, Thiết Phiến công chúa còn là người phụ nữ vô cùng đức hạnh, thủy chung. Biết chồng có vợ hai là Ngọc Diện công chúa nhưng không ghen tuông, không tìm cách hãm hại tình địch hay gây sự với chồng mà một mình ở động Chuối Tây chờ ngày Ngưu Ma Vương "cải tà quy chính". Và Ngưu Ma Vương cũng vô cùng tin tưởng vào phẩm hạnh của vợ mình. Quả thực, dù một mình ở trong động nhưng bà không hề có người khác.

Hơn nữa, khi Ngưu Ma Vương bị quây đánh, rơi vào đường cùng phải kêu Thiết Phiết đưa ra Quạt Ba Tiêu bà cũng bình tĩnh mà đứng ra cứu chồng: "La Sát nghe kêu, liền cổi đồ sắc phục, thay áo trắng theo cách đạo cô, cầm cây quạt ra trước cửa động, quì xuống thưa rằng: Xin các vị tha chồng tôi khỏi thác, tôi xin cho Tôn thúc thúc mượn cây quạt mà quạt Hỏa Diệm Sơn".

Một người phụ nữ giàu lòng nhân ái lại đức hạnh như vậy có được cái kết tốt đẹp, viên mãn âu cũng là hợp lý hợp tình.