Với những thế hệ console next-gen thì cụm từ “game thực tế như thật” rất được các nhà phát triển ưa thích, kể cả là về đồ họa, tương tác vật lý hay lối chơi thì việc làm cho nó càng chi tiết càng giống thật càng được khen ngợi. Tuy vậy thì game vẫn không bao giờ là đời thực, có những thứ mà tốt nhất nó không nên bắt chước 100% thì đúng hơn, vì đôi khi nó khó chịu tới muốn phát điên lên được.
Lái xe đâm đầu thẳng vào góc kẹt
Đầu tiên hãy nói về một game thực tế mà bà con đang rất thích thú trong thời gian vừa qua đó là Death Stranding, nói chung là chỉ riêng việc nó là đứa con tinh thần của Hideo Kojima thôi thì cũng là quá đủ cái để nói rồi. Có lẽ cái game này là thứ thu hút ý kiến trái chiều nhiều nhất năm 2019, khi một bộ phận đánh giá nó cao chót vót còn nửa còn lại thì dìm Death Stranding xuống còn hơn cả rác rưởi… nhưng tất nhiên chúng ta không ở đây bàn về mức độ hay dở của game mà hãy nói về tương tác của cái game thực tế này.
Có một điều không thể phủ nhận Death Stranding là game có đồ họa thuộc dạng tốt nhất năm nay, hay có thể nói là tốt nhất trên Playstation 4. Đặc biệt trong những trận mưa Time Fall bạn có thể thấy cái ngọn cỏ chết đi sống lại, mọi vật bị ăn mòn theo thời gian thực và hư hỏng đúng như cốt truyện. Death Stranding đã cố tạo nên cơ chế sao chơi giống thật nhất, nhưng có một thứ cực kỳ phiền phức đó là lái xe.
Đối với những ai đã từng chơi Death Stranding thì chắc chắn đều đồng ý là lái xe tải trong cái game này thực sự là cực hình, chủ yếu vì cơ chế mô phỏng chuyển động chết tiệt của nó. Thông thường như các game khác thì khi lái xe mà bạn muốn chuyển hướng là chỉ cần gạt cần là xong, Death Stranding không chơi như vậy mà nó nâng cấp lên theo đúng game thực tế, đó là bạn sẽ cần phải chọn hướng trước rồi mới nhấn ga.
Chiếc xe tải trong Death Stranding sẽ chuyển hướng bốn bánh xe theo cần điều khiển trước, sau đó mới nhận lệnh di chuyển (tương tự cơ chế đánh lái rồi mới đạp ga của xe hơi). Điều này thực sự là thảm cm nó họa ở những chỗ đường kẹt, vì nếu đã quen với kiểu điều khiển bình thường bạn sẽ thường xuyên gặp trường hợp cái xe chết toi này rú lên hai nấc rồi kẹt cứng ở đâu đó. Nguyên do vì khi bạn đè cần điều khiển hướng liên tục, thì game sẽ hiểu là chúng ta muốn sang trái hoặc phải hai lần, dẫn tới việc ở một đoạn đường hẹp xe sẽ xoay đúng một vòng tròn luôn.
Đó là chưa kể tới việc cái xe tải trong Death Stranding có gầm rõ cao, nhưng cứ hễ vướng đá hoặc kẹt hốc là nó sẽ chết dí một chỗ, phải trầy vi tróc vẩy mới lái nó được ra ngoài và mỗi lần như vậy tôi chỉ muốn đập cm nó tay cầm cho xong. Cơ chế game thực tế này của Death Stranding thực sự vô cùng ức chế, méo thể nào mà khen ngợi được.
Gió to thổi bay cả đạn súng ngắm
Bắn súng cũng vậy, thực tế quá đôi khi chỉ khiến chúng ta phát điên. Tôi đang nói tới một tựa game mới ra mắt gần đây là Sniper Ghost Warrior Contracts – khi lối chơi của nó kết hợp khá hoàn hảo giữa hành động lén lút và xạ thủ bắn tỉa. Cơ chế mô phỏng ống ngắm tỉa của Sniper Ghost Warrior Contracts khá tuyệt vời, khi nó cho những thứ làm ảnh hưởng như tiêu cự, hướng gió và độ giật của đạn để bắt người chơi phải tính toán.
Có thể nói Sniper Ghost Warrior Contracts thực sự đem lại cảm giác “thực” khi chơi dòng game bắn tỉa này, nhưng tất nhiên là khi bạn có gắng làm cho giống thật nhất không phải lúc nào cũng tốt. Một điểm mà Sniper Ghost Warrior Contracts mô phỏng hơi bị quá đà ở chỗ hướng gió thổi, đồng ý là ở khoảng cách 500 mét thì gió sẽ ảnh hưởng rất lớn tới đường đạn, nhưng ở 100 mét đổ lại thì có cái lực đạo thần thánh nào để viên đạn của tôi sẽ lệch cm nó hẳn 15 phân, chỉ với một cơn gió với vận tốc… 8m/s vậy?
Bất kì ai có một chút xíu kiến thức về súng ống nào đều biết ở khoảng cách 100 mét đổ lại, bạn sẽ có độ chính xác gần như tuyệt đối khi dùng súng ngắm – nôm na là bắn đâu trúng đó chứ không bị giật lên. Theo đạn đạo học thì đạn súng trường bắn tỉa là loại đạn mạnh nhất và được nhồi nhiều thuốc súng nhất từ đó các điều kiện môi trường ở tầm bắn gần sẽ không ảnh hưởng tới đường đạn. Chỉ khi viên đạn đã bay một đoạn khá xa thì lực đẩy của thuốc súng mất dần nó mới bắt đầu chịu ảnh hưởng bởi sức gió và… trọng lượng của chính nó. Nhưng Sniper Ghost Warrior Contracts thì méo thích như vậy và nó là game thực tế, nên phải làm sao cho cho khoảng cách này “giống thật” nhất có thể bằng việc… bẻ cm nó đường đạn đi cho xong.
Thực ra đây có thể hiểu là do những người tạo ra Sniper Ghost Warrior Contracts đã dùng cơ chế tiến lên, có nghĩa là họ tạo ra một mốc cho độ giật, gió thổi và tiêu cự khi người chơi ngắm bắn, sau đó nó sẽ tăng dần theo khoảng cách. Vấn đề là ở 100 mét thì có mà bão cấp 12 thổi hay sao mà viên đạn của tôi lại đi vòng cầu kiểu đấy, thực sự méo thể chấp nhận việc bạn headshot vào đầu con mồi rồi nhìn thấy viên đạn của bạn phóng đi mất tiêu như vậy.
Đây là điển hình của việc làm game thực tế quá nhưng quên cm nó luôn việc chỉnh sửa sao cho hợp lý, tất nhiên Sniper Ghost Warrior Contracts vẫn là một game rất hay nhưng mà chửi bới vụ này thì vẫn phải làm rồi vì nó khó chịu vãi cả nồi ra.
Ăn kiêng giữ dáng còn hơn cả siêu mẫu
Cuối cùng chúng ta hãy đến một trong những game thực tế nhất mà nhân loại từng được biết, siêu phẩm trên PlayStation 4 đó chính là Red Dead Redemption 2. Thực ra thì riêng khoảng mô phỏng hình ảnh và tương tác vật lý thì rất khó để chê bai Red Dead Redemption 2, nhưng vẫn như nhiều game thực tế quá đà khác, nó bị vướng vào một thứ gọi là “giữ dáng” cho nhân vật chính.
Trong Red Dead Redemption 2 thì Arthur của chúng ta là một gã cao bồi rày đây mai đó, nhưng bạn sẽ mau chóng nhận ra mình sẽ phải lên lịch ăn uống cho anh ta còn hơn cả siêu mẫu. Lý do vì nếu Arthur ăn quá ít hoặc quá nhiều thì sẽ bị thừa/thiếu cân, ảnh hưởng trực tiếp tới các chỉ số cơ bản lẫn chiến đấu. Vấn đề là chỉ có Chúa mới biết phải ăn sao cho Arthur “đủ chất”, vì phải đến 80% người chơi Red Dead Redemption 2 luôn bị tình trạng thừa và thiếu cân loạn xạ cả lên.
Cái game này làm thực tế hơi bị quá mức, khi mà một số game thủ đã bỏ công nghiên cứu là bạn phải ăn đủ bữa, đủ chất (thịt, đậu, nước, rượu…), ăn đồ được chuẩn bị tốt (nấu ở trại hoặc quán ăn) và đi ngủ đúng giờ đúng giấc như một em bé gương mẫu… có như thế thì Arthur mới khỏe mạnh ở mức Perfect được. Nhưng có ai rảnh rỗi tới cái mức đó, khi mà Red Dead Redemption 2 chạy bộ muốn lòi cả mắt ra chứ đâu có fast travel mà đi ăn được.
Thế nên là cái tính năng ăn uống này là thứ phiền phức kinh khủng vì nó… quá thật, hầu hết người chơi đều đang chết chìm vào viêc khám phá thế giới cao bồi, chứ có ai rảnh rỗi mà đi chăm lo bữa ăn giấc ngủ cho Arthur. Thường là đúng nghĩa cơm hàng cháo chợ đụng đâu ăn đấy, cho nên là làm game thực tế thì cũng vừa vừa thôi, chứ bắt chước 100% ngoài đời thực chỉ tổ khó chịu chứ chẳng hay ho gì đâu.