Sony tự sản xuất game độc quyền có ý nghĩa như nào với PlayStation 5? - PC/Console

Không phải tự nhiên mà Sony lại quyết định đầu tư mạnh vào mảng game độc quyền, với ông lớn này thì mỗi hành động đều có nguyên nhân của nó.

Chúng ta đều biết Sony đang quá thành công với các game độc quyền của mình. Tuy nhiên trước đây hầu hết những trò chơi độc quyền trên PlayStation lại không phải do đích thân Sony sản xuất. Crash Bandicoot, Spyro, Final Fantasy, Metal Gear Solid, Ridge Racer, Tekken, Persona,… đều được phát triển bởi bên thứ ba. Gran Turismo là trò chơi độc quyền đầu tiên thành công do chính Sony sản xuất và nó đã tạo ra một thương hiệu game đình đám cho tới tận ngày nay. Tới kỷ nguyên của PlayStation 2, Sony có thêm Ratchet and Clark và God of War bổ sung vào danh sách những series game độc quyền kinh điển.

Sony không thể mãi phụ thuộc vào kẻ khác

Khi console bước sang thế hệ PlayStation 3, Sony nhận ra không thể cứ dựa mãi vào game độc quyền từ bên thứ ba được nữa. Bởi dù nó có được độc quyền cho PS3 nhưng chỉ một thời gian sau, các trò chơi đó sẽ được phát hành đa hệ. Như vậy mọi cố gắng tính toán của Sony sẽ chẳng có ích gì và họ sẽ chẳng thể còn bất cứ lợi thế nào trên thị trường nữa. Sony hiểu hoàn cảnh họ đang gặp phải khi đó. Họ nhận ra nếu mình muốn bán được máy chơi game nhờ vào game độc quyền thì các trò chơi phải do chính mình làm ra. Nhưng đây cũng là một canh bạc thực sự của Sony bởi khi họ nhận ra vấn đề bất cập, việc làm ra một trò chơi đã đắt tới mức nhiều hãng buộc phải phát hành đa nền mới có thể thu được lợi nhuận.

Sony tự sản xuất game độc quyền có ý nghĩa như nào với PlayStation 5?Sony tự sản xuất game độc quyền có ý nghĩa như nào với PlayStation 5?

PlayStation 3 là thế hệ máy được Sony lựa chọn để bắt đầu triển khai đẩy mạnh các game độc quyền do chính studio của mình sản xuất. Công ty đã thử nghiệm bằng rất nhiều thể loại khác nhau. Nó giống như việc Sega từng thực hiện ngày xưa với rất nhiều trò chơi thử nghiệm, chấp nhận rủi ro để tạo ra sự phong phú về thể loại, phong cách chơi cũng như chất lượng game. Nhưng nếu cứ làm đa dạng thể loại như vậy thì Sony sẽ phải đối mặt với việc cạn kiệt ngân sách. Vào thời đó, một trò chơi phải bán được hơn 5 triệu bản cũng là vấn đề lớn đối với Sony.

Những thứ khó đỡ nhất được dùng thay tiền trong gameNhững thứ khó đỡ nhất được dùng thay tiền trong game
Khi người ta dùng những thứ khó đỡ làm đơn vị tiền tệ trong game
Khi dùng lá cây làm tiền là một thứ gì đó quá nhàm chán, những thứ sau đây có thể khiến bạn bất ngờ vì được dùng thay tiền trong game.

Phải tới cuối vòng đời của PlayStation 3, những thành công liên tiếp từ UnchartedThe Last of Us mới khiến định hướng và tầm nhìn của Sony về game độc quyền ngày càng rõ ràng hơn. Nhắc lại The Last of Us, đây là một thành công cực kỳ có ý nghĩa với Sony. Với hơn 18 triệu bản được bán ra, họ đã định hình được hướng đi của mình trong tương lai. Thay vì cố gắng đáp ứng và làm nhiều game ở mọi thể loại, Sony chỉ cần tập trung vào một thể loại có ưu thế là các tựa game phiêu lưu với cốt truyện đỉnh cao cũng như chăm chút cho phần chơi đơn. Nếu làm đa thể loại game, họ sẽ gặp phải quá nhiều đối thủ cạnh tranh nặng ký. Và Sony lại đặc biệt “mát tay” trong việc làm các game phiêu lưu dạng chơi đơn.

Sony tự sản xuất game độc quyền có ý nghĩa như nào với PlayStation 5?Sony tự sản xuất game độc quyền có ý nghĩa như nào với PlayStation 5?

Cuối cùng kết quả đem lại cực kỳ mỹ mãn. Ở các thế hệ trước, Sony chỉ có một trò chơi bán được hơn 10 triệu bản là Gran Turismo 5, thì sang PS4, họ đã có tới 5 trò chơi đạt được thành tích khủng lần lượt là: Spider-Man, Horizon: Zero Dawn, God of War và The Last of Us PS4. Đó là tôi còn chưa tính The Last of Us Part II lẫn Ghost of Tsushima vẫn còn đang làm mưa làm gió trên thị trường trò chơi điện tử, nhận được nhiều sự chú ý từ cộng đồng.

Sony tự sản xuất game độc quyền có ý nghĩa như nào với PlayStation 5?Sony tự sản xuất game độc quyền có ý nghĩa như nào với PlayStation 5?

Điều quan trọng là những trò chơi họ tập trung đều có thể khai thác thành rất nhiều phần, trải dàn trên nhiều hệ máy về sau của Sony. Họ sẽ thường xuyên vượt mốc 10 triệu bản trên toàn thế giới. Bên cạnh đó, các trò chơi của Sony thường nhận được sự tín nhiệm cũng như kỳ vọng cao từ game thủ. Chỉ cần cộp mác trò chơi độc quyền là người hâm mộ sẽ dễ dàng ngộ nhận rằng tựa game đó sẽ ở mức khá trở lên bởi ít nhiều đã mang danh độc quyền thì cũng phải đạt được chất lượng tiêu chuẩn chung của chính Sony.

Điều này có ý nghĩa gì đối với PlayStation 5?

Đối với Sony, việc tập trung vào game độc quyền, đặc biệt là do chính mình sản xuất rất quan trọng, bởi đó là lợi thế của họ để cạnh tranh với các đối thủ khác. Game càng hay thì Sony càng có lý do để thuyết phục game thủ lựa chọn PlayStation thay vì Xbox hay Nintendo. Việc đưa Horizon: Zero Dawn lên PC cũng là một phần trong kế hoạch to lớn này. Sony muốn người dùng ở nền tảng khác được trải nghiệm để nhận ra game độc quyền của PlayStation hấp dẫn thế nào, khiến các game thủ cảm thấy phải sở hữu một chiếc PS5 để chơi tiếp phần 2 của Horizon. Đây cũng chính là cách mà Nintendo đã làm trong suốt 20 năm qua.

Nintendo và sự im lặng đến khó hiểu trong suốt năm 2020
Trong khi Microsoft và Sony đang hoạt động mạnh mẽ với nhiều kế hoạch cũng như hoạt động quảng bá sản phẩm mới, Nintendo lại đang im lặng một cách khó hiểu.

Về lâu dài, các game độc quyền do chính Sony sản xuất sẽ khẳng định vị thế của họ trên thị trường. Ngay cả khi một kịch bản tồi tệ nhất có xảy đến đó là bị các nhà phát triển bên thứ ba bỏ rơi hoàn toàn thì việc bán game do chính mình phát triển vẫn đem lại một nguồn thu ổn định và duy trì được kết quả kinh doanh không quá tệ hại. Dĩ nhiên điều này sẽ không bao giờ xảy ra, cứ nhìn vào danh tiếng của Sony và PlayStation, hiếm có NSX nào đủ liều lĩnh để cắt đứt hoàn toàn với ông lớn này. Nhưng tôi ví dụ như vậy là để làm rõ hơn tầm quan trọng của các game độc quyền của chính Sony đối với họ.

Sony tự sản xuất game độc quyền có ý nghĩa như nào với PlayStation 5?Sony tự sản xuất game độc quyền có ý nghĩa như nào với PlayStation 5?

Cuối cùng, chúng ta đều biết các trò chơi đa nền trên PlayStation không thực sự đạt doanh số như đúng Sony mong đợi, bởi hầu hết mọi người đều sẽ chọn chơi trên PC. Và chính những trò chơi độc quyền đạt doanh số đáng mơ ước là 10 triệu bản trở lên (đang có xu hướng tăng dần) sẽ giúp họ duy trì được nguồn doanh thu từ game mà không phải dựa dẫm quá nhiều vào các sản phẩm của bên thứ ba. Bởi dù sao, hàng triệu game thủ lựa chọn PlayStation cũng chỉ vì các trò chơi độc quyền do chính Sony làm quá hấp dẫn mà thôi.

Tôi nghĩ rằng đây cũng là cách để Sony có được chất riêng với PlayStation 5 khi Microsoft gần như chỉ tập trung vào khâu trải nghiệm và cung cấp dịch vụ đa nền cho game thủ. Có lẽ thị trường console giờ đây không còn là cạnh tranh nhau kịch liệt giống như trước nữa khi cả Microsoft, Sony và Nintendo đều mang bản sắc riêng. Người dùng lúc này sẽ tự nhận thức được bản thân mình cần gì và mua sản phẩm của bên đó thôi, chứ không còn phải phân vân như trước nữa. Nếu game thủ thích game vui vẻ cùng gia đình mình, họ có Nintendo Switch. Nếu game thủ thích trải nghiệm dịch vụ chơi game mọi lúc mọi nơi, Microsoft cung cấp đầy đủ với Xbox Game Pass. Còn Sony chắc chắn vẫn sẽ tiếp tục đưa ra những trò chơi đơn với cốt truyện đỉnh nhất.