Cuộc sống xa hoa của nữ hoàng tội phạm tiền ảo bị truy nã quốc tế - Người nắm giữ hơn 230.000 Bitcoin

Nằm trong top 10 truy nã gắt gao nhất của FBI, thủ phạm vụ lừa đảo hàng tỷ đô tiền ảo OneCoin, đó là Ruja Ignatova - mệnh dang nữ hoàng tiền ảo. 

Nằm trong top 10 truy nã gắt gao nhất của FBI, thủ phạm vụ lừa đảo hàng tỷ đô tiền ảo OneCoin, đó là Ruja Ignatova – mệnh danh nữ hoàng tiền ảo. 

TIN LIÊN QUAN

Hồi cuối tháng 6, Ruja Ignatova, thủ phạm của phi vụ lừa đảo tiền ảo OneCoin đã bị Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) top 10 kẻ truy nã gắt gao nhất. Cơ quan này treo thưởng 100.000 cho bất kỳ ai cung cấp thông tin giá trị có thể giúp bắt được Ruja Ignatova.

Chân dung Ruja Ignatova

Là kẻ lừa đảo cầm đầu phi vụ đa cấp OneCoin. Khi Ignatova giới thiệu với các nhà đầu tư vào năm 2016 rằng đồng coin này sẽ nhanh chóng đứng đầu bảng xếp hạng, trở thành đồng tiền ảo giá trị nhất thị trường, thậm chí vượt qua cả Bitcoin.

Tuy nhiên vào năm 2017, Ruja Ignatova đã ôm theo cả núi tiền của các nhà đầu tư và bỏ trốn.

Trong 1 vụ kiện ở Dubai vào năm 2021, Sheikh Saoud, thành viên một tiểu vương quốc Arab đã tố cáo bà này đang nắm giữa 230.000 Bitcoin của anh ta một cách bất hợp pháp và không có ý định trả lại.

Có hẳn 1 cuốn sách được viết bởi Jamie Bartlett, phóng viên đã theo dấu Ruja Ignatova suốt hơn 4 năm liền. Cuốn sách kể về cuộc đời “nữ hoàng lừa đảo”, cách bà ta thao túng thị trường với đồng tiền OneCoin cho đến khi bị FBI truy nã và bỏ trốn.

Thông minh hơn người từ bé

Bartlett chia sẻ, mong muốn duy nhất của Ruja Ignatova là: “Tiền”

Gia đình của Ruja Ignatova chuyển từ Bulgaria đến Schramberg (Đức) vào năm 1990, khi bà mới 10 tuổi sau khi Chiến tranh Lạnh giữa Đông Âu và Tây Âu bớt căng thẳng hơn.

Trong cuốn sách mô tả, cả bố và mẹ Ruja Ignatova đều chỉ là những người làm công ăn lương thông thường nhưng riêng Ruja Ignatova thì lại có vẻ cực kì thông minh và ham học:

“Đứng đầu ở mọi cuộc thi trên trường, điểm tuyệt đối ở các môn học. Một giáo viên trong trường đã nhận xét Ruja Ignatova là đứa trẻ thông minh nhất ông từng được tiếp xúc”. Bartlett viết.

Ruja Ignatova tạo ra dự án tiền số lừa đảo OneCoin. Mong muốn lớn nhất của bà chính là sự giàu có. Ảnh: Twitter.

Tuy nhiên do ở 1 level cao hơn nên Ruja Ignatova bị các bạn bè xa lánh, một phần vì bà ta khá kiêu ngạo và cũng không thường xuyên chủ động bắt chuyện với ai đó.

Bartlett nhận xét:

“16 tuổi, đi giày cao gót, đánh son đỏ chót,.. bà ta như thể nữ hoàng của ngôi trường đó vậy”. 

Năm 18 tuổi, Ruja Ignatova nhận được học bổng danh giá của Đại học Konstanz – Harvard nước Đức lúc bấy giờ. Bà lấy được bằng tiến sĩ sau vài năm và sau đó học thêm bằng luật tại Đại học Oxford (Anh).

Năm 2008, Ruja Ignatova làm ở một số ngân hàng quốc tế nổi tiếng, nhờ tài năng vốn có, bà nhanh chónh leo lên những chức vụ quan trọng. Thêm yếu tố thành thạo tiếng Nga, Ruja Ignatova thường xuyên được công tác đến Moscow để “thăm dò thị trường”.

Dễ dàng nắm bắt tâm lý của các nhà đầu tư 

Khủng hoảng năm 2009 làm Ruja Ignatova thất nghiệp. Sau đó bà cũng nhanh chóng tìm được công việc tại một hãng đầu tư lớn nhất nhì Bulgaria nhưng bà vẫn không hài lòng, cho rằng tài năng của mình đang bị bỏ phí.

“Ruja Ignatova từng kinh doanh đủ thứ từ thời trang đến mỹ phẩm,… nhưng vẫn không hài lòng về số tiền mình kiếm được”. Cuốn sách viết.

Lúc đó Ruja Ignatova đã biết đến “tiền điện tử”.

Vào năm 2013, 1 bitcoin trị giá hơn 500 USD, nhiều người cho rằng tiền điện tử chì là trò bịp để các ông lớn có thể rửa tiền phi pháp, nhưng Ruja Ignatova thì không, bà muốn thao túng thị trường này theo ý mình.

Tháng 11/2013, tại một hội thảo, Ruja Ignatova đề xuất phương án trả lương hưu bằng tiền điện tử. Trong buổi hội thảo, Sebastian Greenwood – người sau này cùng Ignatova tạo ra OneCoin đã bị thu hút bởi những lời nó có cánh.

Ignatova phát biểu trong sự kiện OneCoin năm 2016. Ảnh: Ruja Ignatova.

Cả 2 cùng lên kế hoạch phát hàng ra OneCoin, thứ họ gọi là “kẻ hủy diệt BitCoin”. Dự án thu hút được khá nhiều chú ý cho tầm ảnh hưởng từ trước đó của Ruja Ignatova.

Thay vì những lời chào mời mua coin thông thường, Ruja Ignatova quảng bá và bán các khóa học dạy mọi người cách đầu tư tiền điện tử, làm sao để kiếm tiền từ thị trường này,… và tặng kèm một lượng OneCoin cho các học viên đăng ký khóa học, coi như vốn ban đầu.

Tuy học phí cho các khóa học này không hề rẻ, có khóa học cao nhất là 5.000 bảng, nhưng do tâm lý muốn kiếm tiền nhanh, không bỏ lỡ (FOMO) của các nhà đầu tư, làn sóng đăng ký các “khóa học làm giàu” bùng nổ nhanh chóng.

Sở dĩ có sự mù quáng như vậy là do thời đó, đa phần mọi người đều không có hiểu biết mấy về thị trường tiền ảo, khi thấy đồng Bitcoin tăng vọt vào 2013, nhiều người không khỏi thở dài tiếc nuối vì lỡ mất miếng bánh béo bở.

“Nhờ những lời quảng cáo trên mây, rất nhiều tấm gương đổi đời chỉ nhờ nhanh chân hơn người khác chút xíu đã ra đời mà không được kiểm chứng”. Bartlett viết.

Cuộc sống xa hoa 

Để tăng thêm sự tin tưởng cho các nhà đầu tư, Ruja Ignatova đã thuê nhiều luật sư để hoàn thành các thủ tục giấy tờ nhằm chứng minh độ uy tín của đồng tiền này.

“Tiền đầu tư của các bạn sẽ an toàn”. Ruja Ignatova khẳng định.

Tuy nhiên, thực tế thì đây đích thị là một phi vụ lừa đảo tinh vi. Những thông tin được công bố hoàn toàn là giả mạo và dàn dựng, đội ngũ luật sư chỉ là những con rối, bản thân đồng tiền OneCoin cũng chỉ là một đồng tiền “ảo” theo đúng nghĩa: không có giá trị mua bán, trao đổi, không được sử dụng công nghệ mã hóa blockchain đồng nghĩa với việc Ruja Ignatova có thể điều chỉnh giá trị của nó bất cứ lúc nào.

Sau khi ôm trọn số tiền khổng lồ của các nhà đầu tư, Ruja Ignatova và đội ngũ lừa đảo của mình bắt đầu một cuộc sống xa hoa, vương giả.

Họ đốt tiền vào biệt thư, siêu xe, du thuyền, những món trang sức hàng hiệu,…Theo thống kê, băng nhóm của Ruja Ignatova kiếm được hơn 1 triệu euro mỗi tháng nhờ đi “lùa gà”.

“Thuê 1 căn Penhouse rộng lớn tại Kensington trong chuyến du lịch London, dành hầu hết thời gian trong ngày để đi mua sắm, thuê vệ sĩ riêng kiêm người xách hộ những túi đồ hàng hiệu vào cuối ngày hoặc sau những buổi shopping”. 

Cuốn sách của Bartlett cũng tiết lộ, Ruja Ignatova chi 7 triệu euro để tậu siêu du thuyền Davina hạng sang gồm 6 phòng ngủ và 1 quầy bar chìm dưới nước.

Juha Parhiala, một “cò mồi” cao cấp dưới trướng Ruja Ignatova, sở hữu hàng loạt siêu xe đắt tiền như Ferrari 488, Bentley và Lamborghini Huracán dát vàng.

Ignatova cùng Sebastian Greenwood (phải) là những người tạo ra OneCoin, ngoài cùng bên trái là Juha Parhiala. Ảnh: Bitcoin.com.

Igor Alberts, một “cò mồi” khác thậm chí còn chịu chơi hơn khi tậu hẳn 1 căn biệt thự 8 tầng ngay giữa khu phố nhà giàu ở ngoại ô Amsterdam (Hà Lan), giữa sân đặt một bức tượng điêu khắc hắn bằng sợi thủy tinh.

Igor Alberts khoe những món đồ xa xỉ. Ảnh: Igor Alberts.

Người đầu tiên bị FBI giăng lưới tóm gọn là em trai của Ruja Ignatova, Konstantin Ignatov. Động thái này đã khiến bà ta nhanh chóng bỏ trốn vào hồi cuối năm 2017, bỏ lại toàn bộ của cải và những tên đàn em ngơ ngác trước vành móng ngựa. OneCoin cũng theo đó mà tan thành mây khói trong phút chốc.

Nỗ lực vây bắt Ruja Ignatova

Greenwood – chồng cũ của Ruja Ignatova hiện đã bị bắt giam vì các tội danh lừa đảo và thao túng thị trường chứng khoán. Mark Scott, luật sư đại diện cho đồng OneCoin thừa nhận hành vi lừa đảo và rửa tiền cho băng nhóm của Ruja Ignatova. Tên này đã giao nộp lại 400 triệu USD cho phía FBI.

Ignatova bị đưa vào danh sách 10 tội phạm truy nã gắt gao nhất của FBI. Ảnh: FBI.

Theo Bartlett, giá trị tài sản mà Ruja Ignatova lừa đảo được có thể lên đến hàng tỷ USD. FBI đang rất khó khăn trong việc xác minh danh tính nhằm bồi thường thiệt hại lại cho các nạn nhân do số tiền quá lớn.

“Thành tích đó có thể khiến Ruja Ignatova trở thành tên tội phạm giàu nhất thế giới”.

Nếu đúng là sở hữu 230.000 bitcoin như đã nói ở đầu, Ruja Ignatova hoàn toàn có thể tiêu thụ chúng trót lọt mà không bị phát hiện do tính ẩn danh của tiền mã hóa.

Bartlett cho rằng, Ruja Ignatova rất có khả năng đã phẫu thuật thẩm mỹ, dùng tên giả để sống ngoài vòng pháp luật đến hết đời.