Rợn gáy với những sự kiện có thật trong các tựa game kinh dị Trung Quốc

Câu chuyện trong game được lấy cảm hứng từ một trong mười vụ kỳ án từng gây chấn động Hồng Kông một thời.

Theo dõi phiên bản video của bài viết tại:

1. Fight the Horror

Fight the Horror là một game sinh tồn kinh dị được tạo ra dưới bàn tay của nhà phát triển độc lập 4D MACAU. Tựa game được chuyển thể từ 7 sự kiện lịch sử lớn từng xảy ra tại Macao (Trung Quốc), trong đó bao gồm cả câu chuyện về thảm án diệt môn của tiệm cơm Bát Tiên đã từng quay thành phim điện ảnh.

Vụ án trên xảy ra tại một tiệm cơm tại Macao vào năm 1985, kẻ tình nghi đã giết hại cả nhà 9 mạng người của chủ tiệm cơm Bát Tiên cùng một nhân viên trong tiệm, tuổi của nạn nhân dao động từ 7 đến 70 tuổi. Sau khi sát hại những nạn nhân này, hung thủ còn cắt tứ chi và vứt chúng ra bãi biển gần đó. Vào thời đó người ta còn truyền tai nhau rằng kẻ sát nhân đã xẻ thi thể của nạn nhân rồi nấu thành thức ăn, đồng thời bán chúng trong tiệm cơm, làm oanh động cả Macao và Hồng Kông trong một thời gian dài.

Đến tận khi bị bắt giam, kẻ tình nghi vẫn không chịu thừa nhận hành vi giết người của mình và đã tự sát ngay sau đó. Đến tận bây giờ người ta vẫn không biết được liệu năm đó tên hung thủ này có đồng phạm giúp xử lí thi thể nạn nhân hay không.

2. Paranormal HK

Là một tựa game kinh dị góc nhìn thứ nhất lấy bối cảnh tại Hồng Kông nơi xảy ra nhiều câu chuyện chưa có lời giải, Paranormal HK đã khéo léo lồng ghép những sự kiện có thật ngoài đời ấy vào tựa game của mình. Vụ án cô gái áo đỏ nhảy lầu Sự việc xảy ra tại một chung cư thuộc quận Đốn Môn (Hồng Kông) vào ngày 7/8/2006, tức ngày 14/7 âm lịch, dân gian hay gọi đó là “Quỷ Tiết”. Tối hôm đó, màn đêm yên tĩnh bỗng bị phá vỡ bởi tiếng hô hoán có người nhảy lầu của người dân nơi đây, nạn nhân là một cô gái trẻ họ Diệp và đã tử vong ngay tại chỗ. Điều khiến người ta sởn gai ốc là Diệp mặc nguyên một bộ đồ màu đỏ, đi giày đỏ, tô son đỏ, thậm chí đến cả móng tay cũng được sơn đỏ.

Sau khi sự việc xảy ra, cảnh sát lập tức đến hiện trường và tìm thấy một bức di thư với tiêu đề: “Oan hồn đeo bám, oan hồn đòi mạng, tiếng lòng của một oan hồn – 14/7”. Theo điều tra, khi còn sống, người chết từng gửi thư đòi mạng cho 2 bảo vệ, chủ tịch và 1 thành viên trong ủy ban của tiểu khu. Trong đó, Diệp viết: “Oan hồn đeo bám, oan hồn đòi mạng, có chết cũng không buông tha cho các người...” Hóa ra, Diệp thường xuyên bị làm phiền bởi tiếng chơi mạt chược ồn ào của nhà hàng xóm, cô từng tố cáo với bảo vệ và ủy ban nhiều lần nhưng bị ngó lơ. Thêm vào đó, Diệp còn mắc chứng trầm cảm nặng, tất cả đã đẩy cô gái trẻ rơi vào thảm kịch không thể cứu vãn. 3 năm sau cái chết của Diệp, liên tiếp có 6 người chết bất đắc kỳ tử ở khu chung cư này. Cho đến nay, không ai biết liệu những cái chết này có liên quan gì đến lá thư đòi mạng của Diệp hay không. Vụ án chặt xác “hoa đán” Trong Paranormal HK, nhân vật Trần Linh Nghi là một diễn viên nổi tiếng trong đoàn kịch, sở hữu nhan sắc xinh đẹp, cô khiến cho bao người đàn ông phải say đắm, trong đó có cả ông chủ đoàn kịch. Thế nhưng Nghi lại trao trọn tình cảm cho Hà Tụng Sinh – một diễn viên múa rối. Vì yêu sinh hận, ông chủ đoàn kịch đã sát hại Trần Linh Nghi và chặt nhỏ xác của cô.

Câu chuyện này lấy cảm hứng từ một trong mười vụ kỳ án của Hồng Kông: Án giấu xác Hello Kitty. Nạn nhân Phàn Mẫn Nghi (23 tuổi) là một cô gái làm việc tại hộp đêm ở Hồng Kông. Do vay tiền của tên lưu manh Trần Văn Lạc mà chưa trả, vào ngày 17/3/1999, cô bị Trần và 2 tên đàn em bắt giữ rồi cầm tù tại căn hộ của gã. Trong thời gian này, Nghi liên tục bị chúng hành hạ dã man và đã qua đời 10 ngày sau đó. Thấy Nghi chết, 3 tên này đã chặt xác của Nghi, nấu chín phần đầu và nhét vào trong một con thú bông hình Hello Kitty. Phần hài cốt còn lại thì bị chia nhỏ và vứt vào thùng rác. Cuối cùng, 3 kẻ thủ ác phải chịu mức án cao nhất là 18 năm tù. 3. One-Way Ticket One-Way Ticket lấy cảm hứng từ vụ án tàu cá Lỗ Vinh Ngư số 2682 từng gây chấn động Trung Quốc một thời. Con tàu này ra khơi vào tháng 12/2010 với 33 thuyền viên, thế nhưng đến 12/8/2011, khi được tàu quản lý kéo về cảng, chỉ còn đúng 11 người còn sống sót. Phải mất 2 năm điều tra, cảnh sát mới có thể xác định và kết tội 11 thuyền viên này vì sát hại 22 người bạn đồng hành.

Vào khoảng tháng 5 - 6 năm 2011, con tàu thuộc sở hữu của công ty Hâm Phát, do thuyền trưởng Lý Thừa Quyền chỉ huy dừng lại tại vùng biển Peru, Chile để đánh bắt mực. Bị cáo Lưu Quý Đoạt và Bao Đức Cách cảm thấy đánh bắt mực tốn thời gian, tiêu hao nhiều công sức, đồng thời cho rằng công ty đã dùng hợp đồng giả để lừa họ lên tàu nên sinh lòng bất mãn. Cả hai đã móc nối với những bị cáo khác để sát hại thuyền trưởng cùng 21 thuyền viên nhằm mục đích cướp tàu và trở về đất liền.