Vào đầu năm 2016, tạp chí NY Times đã cho biết chỉ với một chiếc smartphone Trung Quốc có thể lén lút gửi tin nhắn của người dùng về “Tàu” chỉ trong 3 ngày. Một nhà máy sản xuất của Mỹ đã thông báo rằng có đến hàng trăm ngàn chiếc điện thoại của khách hàng đã bị ảnh hưởng bởi tình trạng này và trong tình thế đó, họ buộc phải cập nhật phần mềm và loại bỏ ứng dụng “ẩn” ăn cắp thông tin khách hàng đó. Huawei và ZTE nằm trong số các điện thoại thu thập thông tin người dùng.
Một thời gian trôi qua, vào năm 2020, công ty bảo mật dịch vụ Secure-D lại tìm ra một phát hiện khác trầm trọng hơn. Theo họ, những chiếc smartphone Trung Quốc của Techno đã bí mật cài phần mềm Pre-Install (phần mềm gián điệp) trên máy hòng cố ý ăn cắp thông tin của người dùng.
Họ cài đặt 2 mã độc có tên là Triada xHelper có sức mạnh được cải thiện lên chiếc smartphone Tecno W2 ngay khi sản xuất, công ty Secure-D đã nhận ra có hơn 844.000 giao dịch bất thường từ mẫu điện thoại này từ đầu tháng 3 đến hết tháng 12 năm ngoái. Những mẫu điện thoại này chủ yếu được bán cho các nước đang phát triển, nhiều nhất là ở Ấn Độ, Indonesia và đặc biệt là Châu Phi.
Cùng lúc này, hai nhà nghiên cứu bảo mật Andrew Tierney và Gabriel Cirlig đã cho biết, ngay cả dòng smartphone Trung Quốc cao cấp là Xiaomi vẫn đang thu thập dữ liệu của người dùng bất chấp khách hàng của họ là ai, đang làm gì và ở đâu. Những dữ liệu bị thu thập này gồm có các đường link và từ khóa tìm kiếm mà người dùng thực hiện trên hai trình duyệt web là Mint Browser và Mi Browser. Tại thời điểm trên, 2 ứng dụng này có đến cả chục triệu lượt tải trên Google Play Store.
Thế nhưng Xiaomi đã không nhận là họ đã âm thầm “chôm” dữ liệu người dùng. Ngay sau đó, họ âm thầm cập nhật phần mềm trình duyệt và tạm ngưng thu thập dữ liệu của người dùng để tránh gây tiếng xấu cho công ty mình.
Tháng 5 vừa qua, tạp chí công nghệ PCMag tiếp tục khám phá ra được một chiếc điện thoại smartphonge Trung Quốc đã gửi dữ liệu của người dùng về “Tung Của”. Đó là mẫu Jethro SC490 được bán với giá 84,99 USD (khoảng gần 2 triệu VND), được bán tại 2 quốc gia phát triển là Canada và Mỹ, mẫu điện thoại này gửi thông tin về Wifi và location (địa điểm của người dùng) về Trung Quốc.
Điều đáng chú ý ở đây, Jethro chỉ là một công ty nhỏ ở Canada nhưng lại nhập điện thoại từ “tàu” về và điều chỉnh, biến đổi chúng trước khi tung ra thị trường. Chính vì điều này nên PCMag lại phải tiếp tục điều tra và tìm ra hàng loạt các lỗ hổng bảo mật đến từ dịch vụ update OTA và GPS Location của Trung Quốc. Những nhà sản xuất ở Mỹ phải tự cập nhật firmware cho các thiết bị của khách hàng để tránh việc khách hàng bị lộ thông tin cá nhân trong tương lai.
Vì vậy, người dùng phải cẩn trọng và dè dặt khi dùng smartphone Trung Quốc và đặc biệt cẩn thận khi đồng ý cấp quyền truy cập các ứng dụng của quốc gia này. Không chỉ có điện thoại, mà các ứng dụng của Trung Quốc cũng đang lăm le thu thập thông tin người dùng trên toàn thế giới. Điển hình là các app được phát hành bởi Cheetah Mobile ở Bắc Kinh (Trung Quốc) có hơn hàng tỷ lượt tải về trên Google Play Store.
Fanpage Kênh Tin Game Esports - khu vườn địa đàng với hàng ngàn tin tức Esports và 7749 loại meme/video.. vui tính hơn cả crush của bạn. LIKE NGAY ĐỂ CẢM NHẬN!
Bạn có sẵng sàng "tám" xuyên biên giới tại Gia đình Kênh Tin Game, nơi có những thiên tài như Elon Musk, bí ẩn như Dr.Strange và lịch lãm như Constantine?