Minigame và tầm quan trọng của nó trong trò chơi điện tử - PC/Console

Đôi khi, chính những minigame lại góp một phần quan trọng trong thành công của một trò chơi, lôi kéo người chơi ở lại với tựa game đó lâu hơn.

Trong một trò chơi, bên cạnh cốt truyện, lối chơi hay đồ họa, còn có một thứ nữa cũng khiến tôi chú ý, đặc biệt là trong thể loại thế giới mở. Đó chính là các minigame. Đôi khi, chính những minigame này là lại thứ giữ tôi hay nhiều game thủ khác ở lại lâu hơn khi trải nghiệm một trò chơi.

Minigame thời hoàng kim, những người muôn năm cũ, hồn ở đâu bây giờ?Minigame thời hoàng kim, những người muôn năm cũ, hồn ở đâu bây giờ?
Minigame thời hoàng kim, những người muôn năm cũ hồn ở đâu bây giờ?
Đôi khi nhìn lại, có những thứ đã theo chúng ta qua từng năm tháng, bất chợt bị bỏ lại tự lúc nào không biết. Minigame có thể không phải là thể loại chủ lưu nhưng ít nhất một thời tuổi trẻ của nhiều game thủ đã từng thấy bóng dáng của những trò chơi này.

Hay sau những màn chơi đầy căng thẳng, việc được thả lỏng người khi chơi các minigame là điều cực kỳ cần thiết để giúp game thủ cân bằng lại bản thân (hoặc tiếp tục phát điên vì các minigame siêu khó). Đối với nhiều tựa game, một phần thành công lại đến từ những minigame như vậy, dù nó chẳng liên quan tới lối chơi chút nào hay không có bất kỳ ảnh hưởng nào tới cốt truyện chính cả.

Minigame được tạo ra với mục đích gì?

Minigame là một trong những cách tốt nhất để tạo thêm sự hấp dẫn, lôi cuốn, tăng giá trị trải nghiệm cho các trò chơi. Hầu hết các minigame đều được đón nhận một cách tích cực. Đây cũng là cơ hội để studio làm game có thể thỏa sức sáng tạo những thứ vượt qua khuôn khổ của một trò chơi ban đầu. Thậm chí, minigame còn là cách để hãng phát triển thử nghiệm một số yếu tố mà họ có thể mở rộng ra, hoặc phát hành các bản game riêng lẻ trong tương lai.

Minigame và tầm quan trọng của nó trong trò chơi điện tửMinigame và tầm quan trọng của nó trong trò chơi điện tử

Quan trọng nhất, các minigame giúp người chơi thư giãn sau những màn đấu trí căng thẳng, những khó khăn của nhiệm vụ theo cốt truyện chính. Đó là lý do tại sao minigame thường được tách biệt hoàn toàn, không liên quan gì tới lối chơi chính cả. Thường minigame sẽ được dựa trên việc giải đố, một môn thể thao phổ biến nào đó hay là các trò liên quan tới bài bạc.

Chúng ta không thể phủ nhận được tính giải trí, thư giãn mà các minigame đem lại. Nintendo là một trong những hãng đi đầu về minigame, thay vì để một vài trò chơi lặt vặt vào một tựa game, họ đã gộp rất nhiều minigame với nhau để tạo thành một trò chơi lớn hẳn hoi như loạt Mario Party là ví dụ điển hình từ năm 1998. Tới phiên bản Super Mario Party mới nhất phát hành trên Nintendo Switch vào năm 2018, người chơi tiếp tục được trải nghiệm không dưới 80 minigame thú vị.

Quá nhiều minigame có thể phản tác dụng

Nintendo là một hãng game đã có hướng đi riêng biệt ngay từ đầu với các minigame. Tuy nhiên đối với đa số các hãng phát triển còn lại, dường như họ chưa thể học theo Nintendo được. Minigame được phát huy tốt nhất là khi nó kết hợp liền mạch với bối cảnh và cốt truyện của trò chơi. Nếu có quá nhiều minigame không liên quan gì tới nhau, người chơi chắc chắn sẽ bị loạn khi phải lựa chọn chơi minigame nào.

Minigame và tầm quan trọng của nó trong trò chơi điện tửMinigame và tầm quan trọng của nó trong trò chơi điện tử

Thể loại game phổ biến nhất có thể kết hợp tốt với các minigame có lẽ là thế giới mở, hay còn gọi là open world. Đại diện cho thể loại này tôi có thể kể tới Red Dead Redemption của nhà Rockstar. Lấy ví dụ là Red Dead Redemption 2, trò chơi nổi tiếng với 4 minigame được kết hợp hoàn hảo với bối cảnh miền viễn Tây là Poker, Blackjack, Dominoes và Five Finger Fillet. Khi bạn sống một cuộc sống ngoài vòng pháp luật giống như các cao bồi ngày xưa thì việc bạn chơi 4 trò chơi kể trên khi rảnh rỗi không có gì lạ.

Nó tạo cho người chơi cảm nhận được sự hòa hợp của nhân vật vào trong bối cảnh game. Khi các minigame có được sự liền mạch, nó sẽ không làm người chơi cảm thấy bị hẫng hay khó chịu. Giả sử một trò chơi miền viễn Tây, nhưng lại đưa vào các minigame kiểu xếp hình Tetris, bắn người ngoài hành tinh hay đua xe, chắc chắn game thủ sẽ không bao giờ chơi nó lần thứ hai bởi không có một tí logic nào nếu xét về khía cạnh bối cảnh của trò chơi.

" alt=""

Mục đích của minigame là giúp người chơi thư giãn, tăng giá trị chơi lại của game. Khi không làm nhiệm vụ gì của cốt truyện chính, bạn vẫn có thể lang thang, chơi các minigame để hiểu hơn về thế giới trong game. Nếu đã hoàn thành xong một game, bạn vẫn có thể quay trở lại với các minigame đó để giải trí, để tận hưởng những gì mà bối cảnh game mang lại. Còn với những minigame quá xa rời bối cảnh, game thủ sẽ nghĩ “thà chơi các trò chơi khác còn hấp dẫn hơn”.

Dù minigame không liên quan gì tới lối chơi chính, nhưng việc tạo ra sự liền mạch giữa chúng với bối cảnh trò chơi là điều cần thiết. Người chơi cần một số lượng minigame vừa đủ để trải nghiệm toàn bộ, nhưng cũng cần phải phù hợp với bối cảnh để tăng trải nghiệm nhập vai hơn. Quá lạm dụng minigame chắc chắn sẽ phản tác dụng.

Minigame thể hiện sự tinh tế của nhà sản xuất

Đúng vậy, minigame không phải thêm vào chỉ để cho có, mà nó còn thể hiện sự tinh tế của nhà làm game trong việc xây dựng bối cảnh. Những minigame có sự đồng nhất với bối cảnh sẽ góp phần khiến người chơi nhập tâm hơn khi họ có nhiều thứ khám phá về thế giới trong game.

Minigame và tầm quan trọng của nó trong trò chơi điện tửMinigame và tầm quan trọng của nó trong trò chơi điện tử

Có thể với nhiều người, minigame không đóng bất cứ vai trò gì ảnh hưởng tới lối chơi hay cốt truyện. Nhưng với bản thân tôi thì lại khác, tôi đánh ra cao việc xây dựng một hay nhiều những minigame. Nó vừa khiến tôi có hứng thú với bối cảnh hơn, vừa là cơ hội giúp tôi để ý xem các nhà làm game có chú trọng vào những chi tiết dù là nhỏ nhất hay không. Thậm chí khi tới các khu vực có minigame, tôi còn có thể nghe ngóng hay tìm hiểu được rất nhiều câu chuyện từ các tay NPC nữa.

Bạn không cần thiết phải chơi hết các minigame để hoàn thành một trò chơi, nhưng bạn nên trải nghiệm chúng để thấy được tầm quan trọng trong việc xây dựng bối cảnh game ra sao và ít nhiều nó cũng đem lại những giờ phút thú vị khác bên cạnh các nhiệm vụ chính tuyến.